Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Theo chân Bác với sự nghiệp trồng người.
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Minh

Bác Hồ đã dành trọn cuộc đời cho nền độc lập tự do của đất nước, cho công cuộc xây dựng xã hội phồn vinh và lo cho đất nước Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không? Vì thế mà Bác đặc biệt quan tâm đến đến công cuộc xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa và đào tạo giáo dục thế hệ thanh thiếu niên với lời dạy bất hủ: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và cả trong di chúc, Bác Hồ đã thể hiện bao sự lo toan của mình cho sự nghiệp “ trồng người”. Ngày hôm nay, đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, theo chân Bác với sự nghiệp trồng người, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên và thanh thiếu niên thế hệ Bác Hồ.
Bác đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Người cán bộ, đảng viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, và đặc biệt phải trau dồi đạo đức cách mạng. Tất cả cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ rằng không được làm “quan cách mạng”, phải làm người đầy tớ trung thành của nhân dân, luôn khiêm tốn và luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Để có được lòng dân, được dân tín nhiệm thì người cán bộ phải “chí công vô tư”, và để nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói, vươn lên khá giàu; điều trước tiên đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản trong mọi thời đại và rất cần thiết trong thời đại ngày nay, thời đại kinh tế thị trường.
Với Bác “ Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Hơn hết, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn luôn được Bác đặt lên hàng đầu. Dù bom đạn rền trời cả ngày lẫn đêm, dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, Bác vẫn gắng sức mở nhiều lớp học, lớp tập huấn cho cán bộ, đảng viên điển hình như lớp huấn luyện cho cán bộ hành chính tại Hà Nội cho các chủ tịch cấp tỉnh, cấp huyện; và trường Nguyễn Ái Quốc trung ương cũng ra đời. Thậm chí nhiều nhà tù đã biến thành trường học cho hàng loạt người cộng sản yêu nước, họ cùng học bài học yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí kiên cường bất khuất và cùng hoạch định kế hoạch chiến đấu cho nền độc lập của đất nước. Qua những lớp học này, Bác muốn tất cả cán bộ, đảng viên phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng; tất cả học, hiểu và thực hành chủ nghĩa Mác- Lê nin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ được giao và phải sống với nhau có tình có nghĩa.
Hoà bình được lập lại, đất nước ta đang bước sang giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở cả về trình độ văn hoá và chính trị. Nhiều cán bộ, đảng viên được hỗ trợ, khuyến khích tham gia học các lớp đại học và sau đại học. Kết hợp nâng cao trình độ học vấn gắn liền với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, Học viện chính trị quốc gia hướng dẫn trường chính trị các tỉnh nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, đặc biệt chú trọng cấp xã có đủ kiến thức và năng lực quản lý, điều hành kinh tế xã hội của địa phương.
Song, trong thời đại kinh tế thị trường, một số cán bộ cấp cao lại mắc bệnh “ chủ nghĩa cá nhân” dẫn đến thoái hoá, biến chất, lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân. Bởi họ không thể đánh bại “ chủ nghĩa cá nhân”, chưa có “cái tâm” của một người cộng sản. Từ những hình ảnh tiêu cực, thoái hóa hi vọng rằng mọi cán bộ, đảng viên nên ghi khắc lời dạy của Người:  Phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần, óc địa vị. Nó đẻ ra nhiều cái xấu như xích mích, kèn cựa giữa cán bộ, đảng viên với nhau, không ai phục ai, không giúp đỡ nhau. Bệnh cá nhân còn dẫn đến tệ bảo thủ, quan liêu, tham ô, lãng phí, sợ khó, sợ khổ, thấy khó khăn thì đâm ra tiêu cực, bi quan. Vì thế tất cả cán bộ, đảng viên hãy đem tinh thần mà chiến thắng vật chất, hãy vì nước vì dân mà chịu khổ để tạo nên giá trị của cái đẹp, của người“ chiến sĩ cách mạng” và phải “ cần, kiệm, liêm, chính” trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Song song với sự nghiệp xây dựng “ những con người mới”, Người còn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng để sau này trở thành người tốt cho xã hội và phục vụ xã hội. Trong di chúc, Bác viết “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Từ nhiều năm nay, các cháu nhi đồng đều học “ năm điều Bác hồ dạy” và sung sướng làm theo. Riêng đối với đoàn viên thanh niên, Bác dạy : “ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng”, vừa “ chuyên” ”.
Để thực hiện thắng lợi vẻ vang sự nghiệp xây dựng con người mới trong thời đại mới, theo chân Bác, Đảng và Nhà nước ta đang khẩn trương phát động cải tiến các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới với khẩu hiệu “Người người thi đua, nhà nhà thi đua”. Nhìn lại chặng đường đã qua, khi tiếng súng vẫn còn vang, Bác vẫn trực tiếp chỉ đạo, cổ vũ, động viên phong trào “ người tốt việc tốt” qua báo đài và các phương tiện truyền thông để kể cho toàn thể đồng bào nghe về gương các anh hùng chiến sĩ yêu nước vừa được tuyên dương hay về những con người bình thường làm việc nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm khơi dậy “ tính tốt” trong mỗi con người và lấy đó làm tấm gương phấn đấu noi theo. Ngày nay, phong trào “ người tốt việc tốt” đang được các cấp các ngành phát động rầm rộ dưới nhiều hình thức khác nhau điển hình như đại hội thi đua yêu nước các cấp, đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, đại hội cháu ngoan Bác Hồ và mới đây có điển hình những gương sống đẹp,….. Tất cả mọi người, mọi thế hệ hãy cùng ra sức phấn đấu hoàn thiện cả tài và đức để có cơ hội báo cáo trước đại hội “ thành quả cao quí của mình” và xứng đáng nhận được phần thưởng danh dự nhất.
Thực hiện hoài bão của Người, Đảng ta đang tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sự nghiệp trồng người. Trong thời đại mới, điều phấn khởi nhất là mọi trẻ em đều được cấp sách đến trường, nhiều em đậu vào các trường cao đẳng, đại học, và trình độ học vấn không ngừng được nâng cao trong đội ngũ cán bộ các cấp. Nhưng điều trăn trở lớn nhất cho toàn xã hội là “ cái tâm của người cộng sản” ; quan trọng hơn hết là người cán bộ, đảng viên đạt được bao nhiêu phần trăm về đạo đức cách mạng, đạo đức làm người. Do đó, tất cả hãy tích cực tham gia vào quá trình : “ xây dựng con người Việt Nam , phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà  trong gia đình, cộng đồng và xã hội “. Vâng, hãy sống đẹp, sống có ích và sống có ý nghĩa để giữ gìn, phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta.

Đã xem: 2937
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 004
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 004
 Hits 004415085
IP của bạn: 3.149.24.145
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com