Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Những nét đẹp trong nho giáo
Tác giả: Trần Xuân Đồng

Cách nay gần hai mươi năm, có lần tôi được nghe một diễn giả nói chuyện về chủ đề: Nho giáo và sự phát triển vượt bậc của các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là sự phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì sao mà các nước này lại có sự phát  triển nhanh và bền vững như thế. Bởi vì đất nước họ đến ngày nay vẫn còn duy trì, phát huy khai thác tốt tư tưởng nho giáo vào trong đời sống xã hội, vào trong công việc sản xuất kinh doanh.

Chúng ta biết nho giáo ra đời cách đây gần 2.500 năm, làm thế nào mà tư tưởng ấy đến nay vẫn còn giá trị. Bởi vì cuộc sống thật sự có ý nghĩa khi mà giữa cá nhân, gia đình và xã hội còn gắn kết với nhau. Nho giáo đã thực sự làm được điều ấy, mỗi khi nó đã thực sự ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người.

Thông thường khi nói đến nho giáo, thì người ta lại nghĩ ngay đến chế độ phong kiến hàng ngàn năm với bao luật lệ khắc khe, trói buộc bao thân phận con người, con ngươi sống trong xã hội ấy thì đạo đức là quan trọng nhất, là quan trọng hàng đầu. Ở đó đạo đức được quy về hai chữ Trung - Hiếu, là nơi kiến lập một trật tự xã hội bền vững, mà gia đình là hạt nhân, các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, đây là một đặc trưng văn hóa mà xã hội phương tây không có được. Mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở tình thương, tình thương phải dựa trên hai nguyên tắc:

Thứ nhất: Cái gì mình không muốn thì đừng bao giờ làm cho người khác.

Thứ hai: Mình muốn đứng vững  thì làm cho người khác đứng vững, mình muốn công việc của mình thành đạt, thì cũng làm công việc của người khác thành đạt.

Nho giáo lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại sớm đề cập đến lòng nhân ái, đã nâng nô lệ lên hàng con người, phát hiện sức mạnh của đạo đức. Cái mà trong lịch sử phương tây hầu như ít ai xem đó là sức mạnh, nơi mà sức mạnh của đồng tiền, bạo lực,  trí tuệ đã áp đảo con người.

Nho giáo sử dụng lòng thương người như  chất keo để giữ họ lại với nhau, muốn vậy con người phải học lễ, nếu không học lễ thì không có chỗ đứng, lễ giáo có nhiệm vụ thực hiện đạo làm người để ngăn chặn thói hư tật xấu.

Nho giáo khuyên con người lấy nhân - lễ trong việc quản lý điều hành xã hội thì gọi là đức trị. Nếu như dựa vào đạo đức để trị dân, sử dụng lễ giáo để chỉnh đốn họ, thì họ dễ dàng quy phục. Đức trị bắt đầu từ Khổng tử và được áp dụng trong lịch sử nhiều nước phương Đông hàng ngàn năm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam . . .

Sau khi Khổng tử qua đời, Mạnh tử tiếp tục triển khai học thuyết Nhân của ông, Mạnh tử cho rằng muốn xây dựng xã hội tốt đẹp thì phải thực hiện nhân, thể hiện trên hai mặt:

Một: Giai cấp thống trị phải làm cho dân có công ăn việc làm, có của cải, dân có tài sản bền vững thì ý thức tôn trọng, bảo vệ chế độ của họ bền vững.

Hai: Ông cho rằng cái quyết định của một xã hội tốt đẹp là động cơ đạo đức và phẩm chất của con người cầm quyền. Phẩm chất đạo đức trong mỗi con người vốn là tốt đẹp, chỉ có điều là có người biết phát huy, có người chưa biết phát huy nó lên mà thôi. Vì vậy nếu người cầm quyền biết khai thác, phát huy đức tính nhân hậu vốn có đó, áp dụng trong lĩnh vực chính trị thì mọi việc nhất định sẽ ổn thỏa, áp dụng trên lĩnh vực kinh tế, thì kinh tế sẽ phát triển bền vững.

Nho giáo luôn chú trọng đến mối quan hệ giữa người với người. Triết lý của nho giáo là triết lý  nhân sinh. Nho giáo không hướng về thế giới bên kia như Phật giáo, nho giáo không nhìn đời với thái độ hư vô như Lão, Trang. Khổng tử không hoàn toàn phủ nhận điều đó, ông khuyên con người: thấy cái lợi phải nghĩ đến điều nghĩa, không nên tham lợi một cách mù quáng. Như vậy, theo ông chỉ có cái lợi không chính đáng mới phải từ chối, còn cái lợi chính đáng nên nhận. Điều đó cho thấy Khổng tử không những tự mình muốn làm giàu. Ông còn cho rằng: đất nước thịnh trị thái bình mà dân lại nghèo hèn đó là điều đáng nhục, đất nước vô đạo mà lại giàu sang, đó cũng là điều đáng nhục.

Như vậy, Khổng tử không những không tán dương mà còn chê bai ai không thể làm giàu được. Đồng thời, ông cũng không tán thành ai làm giàu không chính đáng. Hành động quá thiên về điều lợi  thì sẽ gây ra nhiều điều  ca thán. Ông không phải chê bai giàu, ông chỉ chê bai giàu mà không giữ được lễ giáo mà thôi. Ông cho rằng ham thích giàu sang gần như là bản tính của con người, điều đó không có gì là sai trái cả. Ghét bỏ nghèo hèn cũng vậy mà thôi. Ở đời không ai thích nghèo hèn cả. Chỉ có điều giàu cũng như nghèo phải theo đúng đạo lý.

Xuất phát từ những tư tưởng trên, nhiều học giả cho rằng nho giáo là động lực phát triển kinh tế, chẳng hạn như Morischina của Nhật Bản, Kim Xương Khôn của Hàn Quốc, Tăng Xuân Hải của Đài Loan, Lý Quang Diệu của Singapo . . . Song cũng có ý kiến cho rằng nho giáo không trực tiếp tác động đến kinh tế, mà tác động đến kinh tế thông qua con người, kinh tế không chỉ là Tiền – Hàng mà quan trọng hơn là con người làm ra thứ ấy, nho giáo tác động đến con người làm  ra kinh tế, được thể hiện ở chỗ nó góp phần làm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của con người. Trong nền kinh tế thị trường đi liền với lợi nhuận, với đồng tiền thường là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, cá lớn nuốt cá bé. . . nho giáo có thể uốn nắn lệch lạc này, nho giáo còn góp phần xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nho giao không đề cao chủ nghĩa cá nhân, mà để nâng cao tính cộng đồng, nho giáo quan tâm đến triết học nhân sinh, nho giáo không đề cao cuộc sống hưởng thụ, mà đề cao tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cống hiến cho xã hội, chứ không phải ý thức đòi hỏi hưởng thụ cá nhân.

Trên thực tế nền kinh tế phát triển của một số nước Châu Á  như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và gần đây là Trung Quốc đã chứng minh điều đó. Họ đã biết kết hợp kinh tế thị trường với nho giáo. Như vậy phải chăng nho giáo có mặt tích cực ít nhiều đóng vai trò động lực của sự phát triển kinh tế, bởi vì nền kinh tế của các nước nói trên đã và đang vượt qua giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đang trên đà tự động hoá ở nhiều khâu quan trọng.

Ở Việt Nam ta, nho giáo đã có hàng ngàn năm lịch sử, đã trở thành Việt hoá, đã hình thành bản sắc văn hóa dân tộc như : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. . .

Ngày nay ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, thiết nghĩ ít nhiều chúng ta cũng nên vận dụng tư tưởng của nho giáo vào cuộc phát triển kinh tế và quản lý xã hội, tin chắc rằng đất nước ta sẽ phát triển ổn định lâu dài.

Đã xem: 4086
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 010
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 010
 Hits 004415252
IP của bạn: 13.58.207.196
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com