TRƯỜNG
ĐOÀN THỂ TỈNH CỬU LONG
(1984
– 1991)
Trường
Đoàn thể tỉnh Cửu Long được hình thành trên cơ sở sáp nhập Trường Công đoàn và
Trường Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh theo quyết định số 17/QĐ-TU,
ngày 22 tháng 10 năm 1984 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cửu Long. Trường là đơn vị
trực thuộc Ban Dận vận Tỉnh ủy. Kinh phí hoạt động do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp.
Trường
có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là phối hợp với các ngành đoàn thể mở các lớp
bồi dưỡng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghiệp vụ
công tác đoàn thể cho cán bộ Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Hội Chữ thập đỏ; cán bộ dân vận, mật trận từ huyện, thị đến xã, phường, thị
trấn.
Cơ sở của Trường tại 26B, Phan Đình
Phùng, phường 8, thị xã Vĩnh Long.
Khi mới sáp nhập, tổng số cán bộ,
công nhân viên là 13 đồng chí.
Ban giám hiệu:
- Đồng chí Nguyễn
Thị Thanh, Hiệu trưởng (10/1985 - cuối 1985).
- Đồng chí Trần Văn Mạnh, Phó Hiệu trưởng.
Năm đầu, Trường tập trung vào sửa chữa, xây dựng lại cơ sở vật chất, mua
sắm thêm một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho giảng dạy, học tập.
Cuối năm 1985, Trường tương đối ổn định
về tổ chức, cơ sở vật chất khang trang hơn và bắt tay
vào công tác chiêu sinh mở lớp thì Tỉnh ủy điều đồng chí Nguyễn Thị Thanh về
Tòa án nhân dân tỉnh. Ban Dân vận phân công đồng chí Phan Thế Trọng, Tỉnh ủy
viên, Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm Hiệu trưởng, khi đồng chí Phan Thế Trọng từ
trần (năm 1986), Ban Dân vận Tỉnh ủy phân công đồng chí Sơn Song Sơn, Phó Ban Bân vận Tỉnh ủy về làm Hiệu trưởng.
1. Giai đoạn từ năm 1986 đến giữa năm 1988:
Ban Giám hiệu:
- Hiệu trưởng:
+ Đồng chí Phan thế Trọng
+ Đồng chí Sơn Song Sơn
- Phó Hiệu trưởng:
+ Đồng chí Trần Văn Mạnh
+ Đồng chí Nguyễn Văn Thoàng (cuối năm
1986 - cuối năm 1988)
+ Đồng chí Trần thị Cuốn
Trong thời gian, này Trường mở được
32 lớp các loại cho các ngành đoàn thể có 3.561 lượt học viên theo học.
1. Giai đoạn từ giữa năm 1988 đến 11/1992:
Cơ cấu tổ chức:
- Ban giám hiệu:
Hiệu trưởng:
+ Đồng chí Phan Đức Hưởng, Phó Ban
Dân vận Tỉnh ủy kiêm Hiệu trưởng (giữa năm 1988 đến 1990)
+ Đồng chí Nguyễn Việt Hồng (giữa năm
1988 - 11/1992)
Phó hiệu trưởng:
+ Đồng chí Trần Văn Mạnh (cuối năm
1990 nghỉ hưu)
+ Đồng chí Trần thị Cuốn
+ Đồng chí Lê Thị Trông (cuối năm
1992 nghỉ hưu)
- Các phòng:
Năm 1988,Trường
có 3 phòng: Phòng Giáo vụ, Phòng Tư liệu - thư viện, Phòng Hành chính - quản
trị - tổ chức. Tổng biên chế của Trường là 18 đồng chí.
Năm 1989, thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước về tinh giản bộ máy hành chính, Trường đã giảm 1 phòng (Tư liệu -
thư viện) và 5 nhân viên tạp vụ, cấp dưỡng. Tổng biên chế của
Trường còn lại 13 đồng chí.
Trường có 1 Tổ Đảng
trực thuộc Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Công tác bồi dưỡng:
Về nội dung chương trình, Trường kết
hợp với các đoàn thể xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch mở lớp (tùy
theo ngành, đối tượng học mà có sự thay đổi nội dung
cho phù hợp). Nội dung chương tình có thể chia thành các phần chính như sau:
- Phần lý luận chính trị do Trường Đảng
tỉnh đảm nhận.
- Phần chuyên môn nghiệp vụ, tập
trung vào xây dựng tổ chức - hoạt động và một số nghiệp vụ cụ thể của từng Đoàn
thể, Mặt trận. Phần này do cán bộ của từng đoàn thể trực tiếp giảng dạy.
- Một số chuyên đề mở rộng để ứng
dụng trong công tác vận động quần chúng ở cơ sở như: về công tác tôn giáo, dân
tộc trong tình hình mới; về kế hoạch hóa gia đình, về một số kiến thức cơ bản
trong chăn nuôi.
- Đi tham quan thực
tế một số mô hình tổ chức hoạt động của ngành để rút kinh nghiệm và tham quan
di tích lịch sử nhằm giáo dục truyền thống.
Thời gian mở lớp tùy theo từng nội dung chương trình, cao nhất là 3 tháng, thấp
nhất là 1 tuần (mở tại Trường). Ngoài ra, còn mở các lớp bồi dưỡng tại xã,
phường, thị trấn cho cán bộ ấp, khóm về xây dựng và hoạt động của Phân, Tổ hội
... do từng ngành đoàn thể thực hiện.
Trong những năm này hoạt động của
Trường sôi nổi, đã phối hợp với các đoàn thể mở được 152 lớp bồi dưỡng, tập
huấn các loại, có 12.534 lượt học viên dự học, trong đó:
- Dân vận: 2 lớp, 220 lượt học viên
- Mặt trận: 14 lớp, 1.003 lượt học
viên
- Nông dân: 20 lớp, 1.586 lượt học
viên
- Chữ thập đỏ: 22 lớp, 1.667 lượt
học viên
- Tỉnh đoàn: 98 lớp, 8.058 lượt học
viên
Tóm lại: qua 8 năm hoạt động, Trường
đã phối hợp với các đoàn thể trong khối vận bồi dưỡng, tập huấn được 188 lớp
các loại với 16.095 lượt học viên. Có thể nói cán bộ làm công tác dân vận mặt
trận, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở trong tỉnh đã qua bồi dưỡng tập huấn với số
lượng rất lớn, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng của tỉnh nhà trong thời kỳ
đổi mới.