TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TỈNH VĨNH LONG
(1992 – 2000)
Sau khi sáp nhập, Trường Đảng với
Trung tâm giáo dục chính trị thành Trường lý luận chính trị, đã thể hiện được
hiệu quả về mặt tổ chức cũng như hiệu quả về mặt đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tiếp tục ra quyết định số 50/QĐ/TU, ngày 20/11/1992
sáp nhập Trường Lý luận chính trị, Trường Quản lý nhà nước, Trường Đoàn thể
tỉnh thành Trường Đào tạo cán bộ tỉnh Vĩnh Long.
Đến năm 1993, theo tinh thần quyết định
số 61/QĐ-TW của Bộ Chính trị về việc sắp
xếp lại Trường Đảng Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra quyết định số
362/QĐ-UBT, ngày 9/7/1993, đổi tên Trường Đào tạo cán bộ tỉnh thành Trường
Chính trị tỉnh.
Sau khi sáp nhập, Trường có 2 cơ sở:
cơ sở I: 241, Đinh Tiên Hoàng và cơ sở II: 26B, Phan Đình Phùng, phường 8, thị
xã Vĩnh Long. Năm 1995 Trường bàn giao cơ sở II cho Công ty vật tư y tế theo quyết định
của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây
mới cơ sở 241, Đinh Tiên Hoàng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của tỉnh.
1) Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy:
a) chức năng, nhiệm vụ:
- Đào tạo (trung học), bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị,
quản lý nhà nước, hành chính văn phòng, công tác Đảng, công tác vận động quần
chúng cho cán bộ chủ chốt, kế cận, dự nguồn của cơ sở xã, phường, thị trấn và cán bộ tương đương của
huyện, thị và ban ngành tỉnh. Ngoài ra, Trường còn phối hợp với các trường
trung ương đào tạo chương trình đại học chính trị, hành chính, trung học văn thư lưu trữ, pháp luật, nghiệp vụ công tác quần chúng cho
nhiều đối tượng cán bộ khác nhau trong tỉnh.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ cho
công tác giảng dạy nói riêng, công tác đào tạo của Trường nói chung và góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Trường Chính trị tỉnh là đơn vị trực
thuộc và chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy về tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn về nội dung chương trình, chuyên
môn nghiệp vụ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành
chính Quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí và quản lý về mặt nhà nước đối
với các hoạt động của Trường.
b). Tổ chức bộ máy:
Sau khi sáp nhập các trường thành
Trường đào tạo cán bộ, tổng biên chế của Trường là 72 cán bộ, giáo viên, công
nhân viên.
Từ
Trường Đào tạo cán bộ cho đến khi đổi tên thành Trường Chính trị, về tổ chức bộ
máy và nhân sự không có gì thay đổi lớn.
-
Ban giám đốc:
+ Đồng chí Châu Công Tính (Bảy Báu),
Tỉnh ủy viên – Giám đốc
+ Đồng chí Nguyễn Thanh Hào, Phó
Giám đốc
+ Đồng chí Nguyễn Minh, Phó Giám đốc
+ Đồng chí Đinh Văn Tiền, Phó Giám đốc
(10/1993)
- Các phòng, khoa:
Trong những tháng đầu
năm 1993, Trường có 3 phòng, 7 khoa.
+ Phòng Hành chính - Quản trị: 21 đồng
chí
+ Phòng Giáo vụ: 8 đồng chí
+ Phòng Tổ chức cán bộ: 2 đồng chí
+ Khoa Triết học: 3 đồng chí
+ Khoa Kinh tế chính trị: 6 đồng chí
+ Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đồng
chí
+ Khoa lịch sử Đảng: 2 đồng chí
+ Khoa Xây dựng Đảng: 3 đồng chí
+ Khoa Nhà nước - Pháp luật: 4 đồng
chí
+ Khoa Đoàn thể: 3 đồng chí
Qua một thời gian sắp xếp tổ chức
biên chế, đến tháng 11/1994, Trường giảm 1 phòng, 2 khoa và thành lập một khoa
mới. Cụ thể:
+ Phòng Hành chính - Quản trị: 18 đồng chí
+ Phòng Giáo vụ: 8 đồng chí
+ Khoa Triết - Chủ nghĩa xã hội khoa
học: 5 đồng chí
+ Khoa Kinh tế chính trị: 5 đồng chí
+ Khoa Lịch sử Đảng - Xây dựng Đảng:
3 đồng chí
+ Khoa Nhà nước - Pháp luật: 2 đồng
chí
+ Khoa Đoàn thể: 2 đồng chí
+ Khoa Tin học - Ngoại ngữ: 2 đồng
chí
Tổng biên chế của Trường là 49 cán
bộ, giáo viên, công nhân viên. Trong đó có 19 giáo viên và đều
có trình độ đại học.
Đến tháng 6 /1995, Tỉnh ủy điều đồng
chí Nguyễn Minh về Ban Việt kiều, Ban Giám đốc còn lại 3 đồng chí cho đến hết năm
2000.
+ Đồng chí Châu Công Tính (Bảy Báu),
Tỉnh ủy viên – Giám đốc
+ Đồng chí Nguyễn Thanh Hào, Phó
Giám đốc phụ trách hành chính – tổ chức
+ Đồng chí Đinh Văn Tiền, Phó Giám đốc
phụ trách nội dung
Cũng trong tháng 6/1995, theo đề
nghị của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc xin giáo viên của Trường Chính trị tỉnh Vĩnh
Long tăng cường cho Trường Chính trị Trà Vinh, Trường có 4 giáo viên (trong đó
có 1 Phó khoa) xin chuyển về Trà Vinh. Tính ở thời điểm này
thì Trường còn lại 15 giáo viên.
Cuối năm 1995, do Ủy ban nhân dân
tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ về tin học, ngoại ngữ cho Trung Tâm giáo dục
thường xuyên nên Trường giải thể Khoa Tin học - Ngoại ngữ và thành lập thêm
Phòng Khoa học thông tin tư liệu theo theo hướng dẫn số 07/TCTW, ngày
28/7/1995, của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số
88 của Ban Bí thư trung ương Đảng. Kể từ đây cho đến hết năm 2000, Trường có 5
khoa (Triết - CNXHKH, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng - Xây dựng Đảng, Nhà nước
và pháp luật, Dân vận) và 3 phòng (Đào tạo, Khoa học thông tin tư liệu, Hành
chính tổ chức) với biên chế dao động trên dưới 50 đồng chí, trong đó lực lượng
giáo viên chuyên trách 15 - 17 đồng chí, giáo viên kiêm nhiệm 6 - 7 đồng chí. Ở
thời điểm cuối năm 2000, biên chế của Trường là 52 đồng chí, trong đó có 31 đồng
chí có trình độ từ đại học trở lên. Riêng cán bộ giảng dạy là 24 đồng chí (17
chuyên trách, 7 kiêm chức) với 22 đại học, 1 cao học, 1
thạc sĩ. So với năm 1992, giảng viên của Trường giảm chứ không tăng, do có 7 đồng
chí chuyển về Trà Vinh công tác, trong khi đó Trường nhận thêm có 2 giáo viên.
Ngoài biên chế 52 người, Trường còn hợp đồng 3 người đã tốt nghiệp đại học luật
vào Khoa Nhà nước - pháp luật tập sự để
tuyển làm giáo viên; hợp đồng 5 người làm bảo vệ, tạp vụ. Như vậy, lực lượng lao động của Trường năm 2000 là 60 người.