Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vị trí, vai trò của người giáo viên trong xã hội hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Đông

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Điều này cho thấy, nghề giáo là một nghề rất cao cả và luôn được xã hội kính trọng và yêu quý từ ngàn xưa đến nay. Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trò của người thầy giáo, cô giáo trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sự kính yêu và tôn trọng. Với mỗi chúng ta, khoảng thời gian đi học là khoảng thời gian đẹp nhất, với nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đáng giữ gìn trân trọng nhất. Trong ký ức đó, bạn bè, trường lớp và thầy cô là hình ảnh không bao giờ phai. Thầy, cô giáo là những người đã truyền đạt các kiến thức, những kinh nghiệm sống cho con người từ khi chập chững bước vào đời cho đến khi họ trưởng thành, những kiến thức và kinh nghiệm đó có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hộ và cả những kiến thức để hình thành nhân cách con người, góp phần tạo dựng một xã hội tốt đẹp.
Trên đài truyền hình của thành phố Hồ Chí Minh có thực hiện chương trình “Thay lời muốn nói”, với chuyên đề “Tìm nhau”, có người đi tìm người thân đã thất lạc, có người đi tìm người yêu cũ hoặc có người thì tìm bạn cũ, và trong chương trình đó tôi đã nghe câu chuyện về một người đi tìm cô giáo cũ thật cảm động. Chuyện kể về cậu bé nhà nghèo đi học không tiền mua dép mang, cậu phải mang một đôi dép đã cũ, đen đúa và mòn lẳn, một hôm khi kêu cậu bé lên trả bài cô giáo đã nhìn thấy đôi dép đó, đên giờ chơi cô kêu cậu bé lên và đo chân của cậu, cậu chưa kịp hiểu cô giáo muốn gì khi đo chân của cậu. Hôm sau, khi đến lớp, cậu rất ngỡ ngàng khi cô giáo tặng cho cậu một đôi dép mới, lại thêm một dấu ấn tốt đẹp về cô giáo được ghi vào lòng cậu trò nhỏ. Và kể từ đó, nghĩa cử của cô giáo đã ghi sâu vào tâm khảm cậu. Để rồi, sau bao nhiêu năm xuôi ngược, bôn ba và trở thành một người thành đạt trong xã hội, nay cậu trò nhỏ ngày xưa tìm lại cô giáo cũ để nói với cô rằng cô đã dạy cho trò biết đọc, biết viết nhưng điều quan trọng hơn hết là cô đã dạy cho trò nhân cách làm người, sống trên đời phải có cái tâm. Và hình ảnh của cô giáo năm xưa luôn là kỷ niệm đẹp trong lòng người đàn ông ấy và cũng là hình ảnh đẹp đối với tất cả mọi người chúng ta.
Trong xã hội ngày nay, nghề giáo vẫn là một nghề được xã hội tôn kính, trân trọng, câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được mọi người ghi nhớ và nhắc nhở nhau, thế nhưng đâu đó trong cuộc sống này, ta đau lòng khi nghe những câu chuyện về học trò đánh thầy, buông những lời xúc phạm đến thầy cô giáo, tuy không nhiều nhưng đã để lại một hình ảnh không đẹp trong xã hội. Nó như một cái ung nhọt cần phải loại bỏ để giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, để nghề giáo luôn giữ được vị trí và vai trò của mình trong đời sống xã hội .
Muốn làm được điều đó bản thân mỗi thầy cô phải tự rèn luyện mình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của người thầy. Muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết bản thân mình phải đáng được tôn trọng. Người thầy phải luôn là tấm gương cho học trò noi theo, phải có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng, luôn giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng, xã hội, được mọi người tôn trọng và kính nể; để đứng được trên bục giảng người thầy phải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trình độ ấy không dừng lại ở một điểm nào mà phải luôn được trau dồi, bổ sung, không ngừng phát triển nó, người học luôn muốn tiếp thu được những điều hay, mới và bổ ích cho cuộc sống của mình, nếu người thầy không đáp ứng được điều này sẽ làm cho người học dễ nhàm chán, uy tín của thầy sẽ giảm sút. Người thầy phải luôn tìm tòi, sang tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, người có trình độ chuyên môn giỏi nhưng nếu không biết kết hợp với phương pháp tốt thì hiệu quả công việc sẽ không cao hoặc không có hiệu quả. Và một điều không thể không nhắc đến đó là cái tâm huyết với nghề, người thầy phải luôn yêu nghề, phải xem đây là sự nghiệp của mình và nó gắn bó với mình suốt cuộc đời. Có như vậy  ta mới  giữ gìn và phát huy, làm cho nghề giáo ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với những gì mà xã hội đã dành tặng cho nghề giáo, như câu “ Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ thường được mọi người nhắc đến.

Đã xem: 35244
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 008
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 008
 Hits 004415178
IP của bạn: 18.221.52.77
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com