Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Ngành Giáo dục - Đào tạo với tâm tư tình cảm của tôi
Tác giả: Nguyễn Thanh Liêm

Khí thế đồng khởi năm 1960 thôi thúc tôi xếp bút nghiên vào bưng điền kháng chiến; nhiệm vụ đầu tiên của tôi làm giáo viên dạy chữ cho trẻ em và người lớn ở mảnh đất tột cùng của tổ quốc (tỉnh Cà Mau); sau đó tôi có thay đổi ngành nghề nhưng chủ yếu là giáo dục và bộ đội; sau giải phóng miền Nam từ bộ đội tôi chuyển ngành và trở lại cái nghiệp trổng người ở vùng quê sinh ra và lớn lên của tôi (Trà Ôn – Vĩnh Long); suốt chặng đường chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng gần 50 năm, dù gắn bó với ngành giáo dục không thường xuyên liên tục nhưng nó đọng lại ở tôi biết bao kỷ niệm sâu đậm.
Khi nhận nhiệm vụ làm công tác dạy học trong phong trào người biết chữ dạy người chưa biết ở vùng giải phóng; lăn lộn ở phong trào ấy trong kháng chiến không đơn giản chút nào; vùng sâu vùng xa phần lớn là họ ít được học vấn nhưng cũng vẫn còn một số người chưa thiết tha học chữ; lại có người còn quan niệm ai “lấy giạ đong chữ”...; mặt khác, do vùng mới giải phóng, địch thường xuyên bắn phá nên dân cũng ngại cho con em mình đi học, giao thông nông thôn lúc bấy giờ trẻ em đi lại rất khó khăn. Người giáo viên lúc này “muốn không thất nghiệp” là phải đi sâu trong dân vận động để họ xây dựng trường học, đào hầm trú ẩn bom pháo, đến tận nhà dân gần như năn nỉ họ đưa con em đến trường; gây go nhất là mỗi lần giặc càn đốt trường hư hỏng; làm trường lại không rắc rối lắm, cái khó nhất là các gia đình không cho con em đến trường... Sau ngày miền Nam giải phóng, tôi trở lại làm công tác giáo dục trong thời quân quản (vì lúc kháng chiến tôi có được đào tạo ở Trung ương cục miền Nam). Lúc này trường cũ ta tiếp quản là chính còn đa số là trường tre lá tạm bợ, có lúc tôi tâm sự với cán bộ  giáo viên và chính quyền địa phương: “có lẽ ta phải dùng cây ghép lại bàn để cho các em học, vì mục đích chính của chúng ta lúc bấy giờ là giúp các em biết chữ” (lúc này vai trò chất lượng giáo dục chưa được nhấn mạnh).
Thời gian tôi  đảm trách công tác giáo dục sau giải phóng cũng quá ngắn nhưng dù sao hình ảnh công tác giáo dục – đào tạo luôn khơi dậy trong tâm trí của tôi, khi đọc báo, xem đài có tin gì liên quan tới giáo dục ít khi tôi bỏ qua. Chính từ lẽ đó mà gần đây báo chí liên tục nêu ra biết bao sự kiện bất ồn trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo xin đơn cử lên một số vấn đề:
“Vị đắng giang hồ nhí”, “bạo lực học đường luôn là chuyện cá biệt?” mà báo tuổi trẻ ra ngày 28/9/2009; rồi báo Sài Gòn giải phóng đăng ngày 25, 26/9/2009 “trường thiếu, dự án treo”, “việc kiên cố hoá trường lớp vẫn chậm”, “chương trình – sách giáo khoa trường trung học phổ thông - cần đánh giá lại”...; và còn khá nhiều các nhà giáo, các vị từng nghiên cứu sâu về lĩnh vực giáo dục – đào tạo đã nêu lên chính kiến của mình trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo mà dư luận xã hội rất quan tâm!
Khó ai phủ nhận thành tựu của ngành giáo dục – đào tạo sau những năm đất nước thống nhất: cả nước đã xoá nạn mù chữ khá lâu; đã đi trên con đường phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở, có nơi đã phấn đấu phổ cập trung học phổ thông; đã nâng cao trình độ dân trí một bước đáng khích lệ; đã tạo cho con người Việt Nam có vốn kiến thức cơ bản để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà loài người đã tạo ra; điều mà chúng ta dễ khẳng định thành tựu đất nước ta, sự thay đổi thịt của đất nước, diện mạo của đất nước; mà cái chìa khoá mở cánh cửa ấy chính là ngành giáo dục – đào tạo. Mặt được mặt tốt rất đáng được trân trọng, rất đáng tự hào nhưng ta còn vô vàn cái yếu kém mà phần trên người viết trích một số tiêu đề của một số báo, khi đọc kỹ các bài báo ấy rõ ràng chúng ta khó mà yên tâm được, các nhà tâm huyết phải thốt lên: hiện thực của ngành giáo dục bấy lâu không hề im tiếng, nó trỗi dậy, nhức nhối và ám ảnh chúng ta... Nó âm ỉ, dai dẳng, thổn thức những lương tri...!
Trước thực tế tình hình giáo dục – đào tạo hiện nay, vào năm học mới (2009 – 2010), Bộ giáo dục – đào tạo nêu chủ đề: “Năm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”, đặc biệt tiếp tục cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong đó “Mỗi thầy giáo, cô giáo làm tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Dù những vấn đề nêu trên mới là chủ trương, từ chủ trương đến hiện thực phải có quá trình mà quá trình ấy luôn phụ thuộc vào sự đổi mới “quản lý”; vì nói đổi mới quản lý trước nhất là đổi mới từng con người quản lý cụ thể ở từng cấp từng lĩnh vực; mạnh dạn đưa những người có tài vào đội ngũ các cấp các lĩnh vực của sự nghiệp trồng người. Đây là việc làm chưa phải là mới, mà là việc chúng ta thực hiện từ lâu nhưng hiệu quả lại không cao cho nên phải nghĩ đến chủ trương biện pháp và sự chỉ đạo nhạy bén của cấp uỷ cấp trên và cấp uỷ trực tiếp. Sự nghiệp trồng người là cực kỳ khó khăn, phức tạp, chúng ta không thể bỏ qua nguyên lý về mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đổi mới ngành giáo dục phải theo kịp cái đà đổi mới, vì thế sự phối hợp đó cũng phải linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp từng nơi từng lúc nhằm đạt hiệu quả. Đây là trách nhiệm nặng nề  của toàn xã hội- vì tương lai con em chúng ta.

Đã xem: 2873
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 007
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 007
 Hits 004415287
IP của bạn: 18.191.97.229
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com