Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Tình hình kinh tế xã hội nước ta (2001 - 2003)
Tác giả: Lưu Văn Tiền

Như chúng ta đã biết việc thực hiện kế hoach 5 năm 2001 – 2005 với phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu mà nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu có ý nghĩa rất quan trọng. Vì đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010. Khi triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm này, thuận lợi cơ bản là sau 15 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, thế và lực của nước ta cũng như kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên khó khăn không phải là ít. Trong khi nề kinh tế nước ta còn nhiều mặt yếu kém, kinh tế thế giới chưa ra khỏi trì trệ thì lại đối phó với những tác động tiêu cực khủng bố của quốc tế liên tiếp xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực của chiến tranh Áp-gan-nix-tan, chiến tranh I-rắc và đặc biệt là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS). Những thuận lợi và khó khăn đó đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội 3 năm 2001-2003 của nước ta vùa chuyển biến theo chiều hướng tích cực với nhiều thành tựu mới, vừa bộc lộ rõ những hạn chế và bất cập được thể hiện rõ bằng những số liệu thống kê chủ yếu sau đây :
- Thứ nhất : Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Thật vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992 – 1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 8 – 9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Năm 2000 chúng ta đã chặn được sự giạm sút về tốc độ tăng trưởng và năm 2001 đã đưa tổng sản phẩm trong nước tăng 6,9%; năm 2002 tăng 7,04%; năm 2003 tăng 7,24%, bình quân 3 năm tăng 7,06%/năm; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,04%/năm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%/năm. Qua các số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 3 năm 2001-2003 cho ta thấy rằng :
+ Nền kinh tế ta đã lấy lại đuợc đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trong 3 năm 2001-2003 đạt 7,06% không những cao hơn tốc độ tăng bình quân 6,95% trong kê hoạch 5 năm (1996-2000) mà còn đứng vào hàng các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
Sở dĩ tổng sản phẩm trong nước đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đề có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong 3 năm 2001-2003 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân mỗi năm tăng 5,3%, trong đó nông nghiệp tăng 4,35%/năm, lâm nghiệp tăng 1,5%/năm và thủy sản tăng 11,2%/năm giá trị sản xuất tăng15%/năm, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,1%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng 19,8%/năm và  khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,6%/năm; Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt trên 15 tỷ USD tăng 3,8% so với năm 2000, năm 2002 đạt 16 tỷ USD tăng 11,2% so với năm 2001, năm 2003 đạt 19,5 tỷ USD tăng 16,7% so với năm 2002.
Trong 3 năm 2001-2003, kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cụ thể tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đã không ngừng tăng lên qua các năm : Năm 2000 chiếm 36,73%; năm 2001 chiếm 38, 13%; năm 2002 chiếm 38,55% và năm 2003 chiếm 40,5% . đáng chú ý là trong những năm qua do đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nên số lượng doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực này trong tổng sản phẩm trong nước vẫn duy trì ở mức trên 38%; kinh tế ngoài quáôc doanh được khuyến khích phát triển nên đã chiếm gần 48%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy phát triển nhanh nhưng cũng chỉ chiếm gần 14% tổng sản phẩm trong nước. Cơ cấu kinh tế cũng bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng hình vùng thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
- Thứ hai: Vốn đầu tư phát triển và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đã tăng lên đáng kể.
Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội, vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí, bảo vệ các môi trường sinh thái và đưa các chương trình kinh tế-xã hội khác vào cuộc sống. Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển nên trong những năm vừa qua chúng ta đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Kết quả trong 3 năm 2001-2003 huy động dược 564.928 tỷ đồng bằng 95,8% tổng số vốn đầu tư phát triển huy động được trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Bình quân mỗi năm trong 3 năm 2001 – 2003 đạt 188.295 tỷ đồng bằng 159,7% so với mức bình quân mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000.
Đối với ngành giao thông vận tải đã cải tạo nâng cấp và làm mới 4.567 km đường quốc lộ và các đường nhánh, 454 km đường sắt, 35.937 m cầu đường bộ và 4.690 m cầu đường sắt, ngành điện cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2.548 MW công suất điện, 1.026 km đường dây 220kw 1.370 km đường dây 110kw và 5.421 MVA công suất các trạm biến áp.
Ngành bưu chính viễn thông tiếp tục tăng tốc đầu tư và đổi mới công nghệ nên đã lắp đặt được 6,2 triệu máy điện thoại cố định cho các hộ thuê bao, bình quân 7,6 máy/100 dân. Hiện nay cả nước có 8.356 xã có điện thoai lắp đặt tại văn phòng ủy ban xã. Tổng công ty bưu chính viễn thông đã đầu tư xây dựng trên 7.000 điểm bưu điện trên địa bàn nông thông, rút ngắn bán kính phục vụ của mỗi điểm xuống chỉ còn 2,9 km, tương đương mức của các nước trong khu vực. Nhờ vậy, 7.881 xã trong cả nước có báo nhân dân, báo quân đội và báo Đảng địa phương đến tay người đọc.
Cơ sở dịch vụ của ngành y tế và ngành giáo dục trong những năm vừa qua cũng đã tăng lên đáng kể, nhất là ở các xã, phường cụ thể : cả nước có 98,5% số xã phường có trạm y tế. Năm học 2002 – 2003 các địa phương đã đầu tư xây dựng thêm 2.239 phòng học cho các lớp mầm non và 85.466 phòng học cho các lớp phổ thông. Tỷ lệ phòng học tranh tre nứa lá của bậc tiểu học giảm từ 20,3% xuống còn 18,1%, của trung học phổ thông cũng giảm từ 5,8% xuống còn 4,2%.
- Thứ ba : Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện và xóa đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng.
Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối khá, giá cả tương đối ổn định, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180 ngàn cuối năm 2000 lên 210 ngàn đồng, đầu năm 2001 là 290 ngàn đồng, đầu năm 2003 cùng với việc chuyển khai nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn nhìn chung tiếp tục được cải thện. Theo kết quả điều tra năm 2002 thì thu nhập bình quân 356.800 đồng/tháng theo giá thực tế tăng 21% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 625.900 đồng tăng 21,1%, khu vực nông thôn đạt 274.900 đồng tăng 22,2%. Những hộ có thu nhập tương đối cao ngoai chỉ tiêu cho đời sống hàng ngày còn có tích lũy xây dựng nhà ở, mua sắm đồ dùng đắt tiền, sử dụng điện, nước máy và các khoản khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đó có 17,2% số hộ có nhà kiên cố; 58,3% số hộ có nhà bán kiên cố và tỷ lệ nhà tạm giảm từ 26% năm 1997 – 1998 giảm xuống còn 24% năm 2001 – 2002. Tỷ lệ hộ có xe gắn máy tăng từ 24% năm 1997 – 1998 lên 32,3% năm 2001-2001, tỷ lệ hộ có ti vi tăng từ 58% lên 67%, tỷ lệ hộ sử dụng điện tăng từ 77% lên 86%, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy tăng từ 15% lên 17,6%, tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại tăng từ 16,7% lên 25,5%, . . . Theo đ1nh giá của ngân hàng thế giới thì tỷ lệ nghèo chung của nước ta giảm từ 37,37% năm 1997-1998 xuống còn 28,9% năm 2001-2002, trong đó tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm giảm từ 15% xuống còn 10,95. Theo chuẩn nghèo quy định tại quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ lao động, thương binh và xã hội thì tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta cũng đã giảm từ 16,1% năm 2001 xuống 14,5% năm 2002 và 12% năm 2003. Tuy nhiên, khi quan sát các số liệu về thu nhập và chi tiêu của dân cư thì có một vấn đề đặt ra là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở nước ta ngày càng ra xa. Cụ thể thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với thu nhập của 20% số hộ có thu nhập thấp nhất ở năm 1994 là gấp 6,5 lần,năm 1995 gấp 7 lần năm 1996 là 7,6 lần và năm 2001-2002 là gấp 8,1 lần. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với một số nước trong khu vực và thế giới thì khoảng cách chênh lệch này ở nước ta hiện nay chưa phải là cao, như ở Malaixia là 12,4 lần; Philipin là 9,8 lần; Mỹ là 9 lần . . .Mặt khác thu nhập bình quân của các hộ nghèo từng bước được nâng lên và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống như đã nêu trên. Nếu tính thành tựu về mức sống kết hợp với thành tựu về giáo dục và y tế được thể hiện rõ trong chỉ tiêu chất lượng tổng hợp HDI (chỉ số phát triển con người) thì Việt nam được xếp từ vị trí 122/174 nức năm 1995 lên 113/174 nước năm 1998, 110/117 nước năm 1999 và 109/175 nước năm 2003.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì diễn biến kinh tế-xã hội 3 năm 2001-2003 vẫn còn nhiều mặt hạn chế và bất cập, nổi bật nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm trong 3 năm vừa qua mới đạt 7,06%/năm, thấp hơn mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 là tăng bình quân là 7,5%/năm. Do có nhiều nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhưng trước hết là do thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Nước ta tuy có dân số động vá thu  nhập của dân cư cũng tăng lên, nhưng nhìn chung sức mua của thị trường trong nước còn hạn hẹp, trong khi đó hàng hóa dịch vụ lại thiếu sức cạnh tranh nên xuất khẩu cũng bị hạn chế.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 3 năm 2001-2003 chỉ đạt 10,4%.năm so với mục tiêu đề ra cho kế hoach 5 năm 2001-2005 là tăng 16%/năm. Thực tế, những năm đổi mới ở nước ta cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu là rất chặt chẽ. Sở dĩ, trước đây nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng 8-9% mỗi năm một phần là do kim ngạch xuất khẩu hàng năm thường tăng trên dưới 30% (năm 1994 tăng 35,8%; 1995 tăng 34,4%; 1996 tăng 33,2% và năm 1997 tăng 26,6%). Một nguyên nhân khác và được coi là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tốc độ tăng trưởng chung của nề kinh tế nước ta trong nhiều năm vừa  qua và có thể còn tác động mạnh trong những năm tới, đó là khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm. Cơ cấu kinh tế nước ta tuy chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trong tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Trong chiến lược đổi mới cơ cấu ngành, tuy chúng ta không coi nhẹ khu vực dịch vụ, nhưng chưa đầu tư thích đáng vào trí lực, vật lực và tài lực cho những ngành dịch vụ có khả năng tạo ra bước đột phá nên tốc độ tăng của khu vực này thường thấp hơn tốc độ tăng chung của toàn  bộ nền kinh tế. Cụ thể năm 2001 tổng sản phảm khu vực dịch vụ chỉ tăng 6,1% tương tự năm 2002 llà 7,04% và 6,54% và năm 2003 là 7,24% và 6,63%.
Theo kinh nghiệm của các nền kinh tế NTC, Đông á thì nông nghiệp chỉ nên được quan tâm trong những buổi đầu cất cánh, chủ yếu là thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Phần lớn thời và phần lớn những ưu tiên phải hướng về tăng trưởng công nghiệp và sau đó phải tập vào hình thành và phát triển mạnh mẽ những ngành dịch vụ mũi nhọn. Nền Kinh tế Hàn Quốc và Đài Loan khởi đầu là nông nghiệp, nhưng bắt tay vào cơ cấu lại nề kinh tế của mình thì 2 nền kinh tế này đều không đặt ra vấn đề phải phát triển nông nghiệp toàn diện mà  chỉ phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, các nguồn lực còn lại đều dồn cho công nghiệp và nhất là dịch vụ. Do vậy trong những ngày đầu cất cánh, khu vực dịch vụ của Hàn Quốc và Đài Loan luôn đạt tốc độ tăng 9-10% mỗi năm và cơ cấu kinh tế theo 3 khu vực : Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây; Dịch của Hàn Quốc  năm 1967 là 30,7%; 26,3% và 43% thì năm 2001 là 4%, 41,5% và 54,5%. Cơ cấu kinh tế của Đài Loan  cũng chuyển từ quan hệ tỷ : 35,5%, 25,9% và 43,6% năm 1951 sang 1,9%, 30% và 67,2% năm 2000.
- Sự phân tích trên cho thấy, trong năm tới chúng ta có thể cần đưa ra những chiến lược và các giải pháp hợp lý, đồng bộ thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển, trước hết là khai thác lợi thế so sánh phát triển dịch vụ tài chính, dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ du lịch. Sự phát triển của các ngành dịch vụ này không chỉ làm cho  khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh mà còn tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng như khu vực công nghiệp và xây dựng.
Như vậy tình hình kinh tế xã hội nước ta trong 3 năm 2001-2003 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực, kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được tăng cường, đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, sự nghiệp văn hóa, giáo dục và y tế thu được những thành tựu mới. Tuy nhiên, nếu so với những mục tiêu Đại hội IX định hướng theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 thì một số chỉ tiêu còn đạt mức thấp và nhiệm vụ còn lại cho 2 năm 2004-2005 là rất nặng nề, nhất là mục tiêu tăng  trưởng kinh tế và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Trong 3 năm 2001-2003 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân mỗi năm mới đạt 7,06% và kim ngạch xuất khẩu tăng 10,4% mỗi năm. Để 2 chỉ tiêu này đạt được mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 là tăng bình quân mỗi năm đạt 7,5% và 16% thì 2 năm 2004-2005 bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước phải tăng 8,17% và kim ngạch xuất khẩu phải tăng 24,9%. Chính vì thế việc phấn đấu thực hiện được các tốc độ tăng trưởng nêu trên là rất khó khăn, nhưng không phải là không thể thực hiện được. Để thực hiện được các mục tiêu đó đòi hỏi các cấp, các ngành phải có nổ lực vượt bậc thì sẽ có khả năng hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra./.

Đã xem: 3152
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 005
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 005
 Hits 004415310
IP của bạn: 3.145.62.36
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com