Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Năng lực là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách
Tác giả: Lê Văn Dũng

Để tồn tại, con người phải được thỏa mãn nhu cầu của mình từ các sản phẩm vật chất và tinh thần. Những sản phẩm ấy không phải tự nhiên nó có, mà con người phải tự mình làm ra để đáp ứng cho nhu cầu của con người. Khả năng mà con người dùng nó để làm ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần, ta gọi là năng lực cá nhân.
Như vậy, không có năng lực chung chung mà năng lực bao giờ cũng gắn liền với một hoạt động cụ thể và hoạt động đó phải tạo ra một giá thị sử dụng. Mác đã từng có ý nói rằng: Lực lượng sản xuất là khả năng của con người về mặt thể lực và tinh thần, và con người sử dụng năng lực đó mỗi khi định sản xuất ra một giá trị sử dụng.
Nhân cách theo khoa học Tâm lý thì bao gồm các thuộc tính như: xu hướng, tính cách, năng lực, tính khí. Còn cách hiểu nhân cách (hay nhân phẩm) của con người ở phương Đông, đó là đạo đức và tài năng. Như vậy, ta có thể thấy năng lực là yếu tố rất quan trọng trong nhân cách. Vì sao ?  Bởi vì có quyết định giá trị đích thực của con người ngày nay là có làm ra được một cái gì đó cho xã hội với tư cách là một chủ thể tác động vào tự nhiên và xã hội, một chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
Những dấu hiệu biểu hiện năng lực bao gồm:
• Sự nhanh, chậm trong việc tiếp thu, lựa chọn lĩnh hội các kiến thức và thông tin.
• Khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các thông tin đã chọn lọc và thực tiễn đời sống.
• Làm việc ít tốn thời gian, ít hao công sức, của cải mà kết quả vẫn tốt.
• Khả năng thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
Năng lực còn bao gồm: năng lực tái tạo, năng lực sáng tạo, năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực được hình thành thông qua lao động, học tập, rèn luyện dài lâu trong cuộc sống và một phần từ bẩm sinh, di truyền (thừa kế những đặc điểm cơ thể, trí não của thể hệ cha, mẹ, ông, bà).
Khi đánh giá năng lực của cá nhân, chủ yếu là dựa vào kết quả của công việc, đồng thời phải xét đến các yếu tố khác như: cách thức hoàn thành công việc, tính độc lập, tính đốc đáo, tính sáng tạo, hoàn cảnh khó khăn từ khách quan,...Tuy nhiên, để đánh giá một con người, một cán bộ - công chức thì không thể chỉ có năng lực không mà còn tính đến đạo đức và lối sống nữa. Nhưng một cán bộ - công chức được đánh giá là tốt khi họ chỉ tốt ở đạo đức, lối sống mà không có hoặc yếu kém về năng lực thì đó là sự nhầm lẫn, bởi vì họ không tạo ra một giá trị thật sự có ích cho tổ chức, cho xã hội.
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, năng lực quan trọng nhất là năng lực làm việc với con người. Đó chính là năng lực phát hiện ra năng lực, năng lực bồi dưỡng năng lực, năng lực tạp hợp và sử dụng năng lực, năng lực thừa nhận năng lực của người cộng sự, của thuộc cấp.
Tâm lý của con người, ai cũng muốn được thể hiện, được phát huy, được sử dụng, được đánh giá đúng năng lực của mình. Không có gì khổ hơn năng lực không được sử dụng hoặc bị cố tình hạn chế, không được thừa nhận, năng lực đó sẽ dàn bị mai một, bị lãng phí. Bởi vì, năm tháng sẽ qua đi, năng lực con người không được sử dụng tốt sẽ mất đi của họ những giờ phút quý dái của cuộc đời, lãng phí nguồn lực quý của xã hội.
Trong thực tế cũng có những cá nhân năng lực tốt mà phẩm chất đạo đức kém, có tài nhưng không có đạo đức, hoặc “có tài có tật”, “lắm tài lắm tật” nhưng đó là hiện tượng không phổ biến. Phổ biến là người có năng lực thường có đạo đức, giữa năng lực và đạo đức luông có quan hệ mật thiết với nhau. Người có năng lực biết mình, biết người, họ tự tin, họ tự bảo đảm cuộc sống của mình mà không phải dựa dẩm, lòn cúi hoặc chèn ép, lợi dụng người khác.
Năng lực còn có quan hệ với nhu cầu, nhu cầu được đáp ứng thì năng lực càng được phát triển, năng lực phát triển tạo ra nhiều của cải quay trở lại phục vụ nhu cầu tốt hơn, năng lực coi như phần cống hiến, nhu cầu coi như phần hưởng thụ. Giải quyết vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động thực chất là giải quyết tốt mối qua hệ giữa năng lực với nhu cầu. Làm nhiều phải được hưởng nhiều làm ít hưởng ít, đó là lẽ thường tình của sự công bằng xã hội. Mọi sự rắc rối trong quan hệ con người, suy cho cùng là sự bất công, người làm nhiều hưởng ít, người làm ít mà cũng được hưởng bằng hoặc hơn người làm nhiều. Phẩm chất quý báu của người lãnh đạo, quản lý đó là sự công bằng. Công bằng thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa sử dụng năng lực và thỏa mãn nhu cầu theo đúng thang giá trị. Đó là động lực kích thích có tính quyết định để thúc đẩy người lao động tích cực lao động phục vụ cho nhu cầu và sự phát triển của bản thân và của toàn xã hội.

Đã xem: 3791
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 004
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 004
 Hits 004415226
IP của bạn: 3.149.235.66
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com