Qua nghiên cứu thực tế ở một số xã, phường và thị trấn trong tỉnh Vĩnh Long. Tôi có một vài suy nghĩ về công tác cán bộ ở cấp chính quyền cơ sở trong thời kỳ cách mạng mới ở nước ta hiện nay.
Vấn đề nguồn cán bộ và đào tạo, sắp xếp, bố trì cán bộ ở cơ sở hiện nay là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài ở nước ta. Có thề nói : Vấn đề cán bộ ở cơ sở cũng là vấn đề chiến lược của cách mạng ở nước ta thời kỳ mới. Thời kỳ quá độ từ một nước tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Một sự thay đổi hết sức căn bản từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến tư duy, suy nghĩ của con người . . .Do đó “Phương thức cung cấp”, nguồn cán bộ và việc sắp xếp, bố trí cán bộ ở cấp chính quyền cơ sở cũng phải thay đổi. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng mới.
Thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực. Do đó trong quản lý Nhà nước, đòi hỏi phải có sự thông suốt và thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Để đáp ứng được yêu cầu đó cán bộ cơ sở phải được đào tạo một cách căn bản về nhiều mặt, trong đó có chuyên môn sân. Cán bộ có tính chất chuyên môn thì không nên thay đổi xáo trộn. Vì điều đó sẽ làm khó khăn cho việc quản lý Nhà nước.
Xưa, nay cán bộ ở cơ sở được tuyển chọn từ thực tế ở địa phương từ đó mà bồi dưỡng sử dụng. Đồng thời cơ sở còn là nơi “đào tạo” và cung cấp cán bộ cho cấp trên (tỉnh, huyện và cả trung ương). Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ và bố trí cán bộ theo hướng chấp, vá, đối phó do yêu cầu công tác.
Trong thời kỳ hiện nay, đòi hỏi cán bộ cơ sở phải có chuyên môn sâu, nhất là trong quản lý Nhà nước. Để đáp ứng được nhu cầu đó, Cấp tỉnh, trung ương phải tuyển chọn, đào tạo cán bộ chuyên môn rồi đưa về cơ sở bố trí công tác theo đúng chức trách, chuyên môn đã xác định trước. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề thiếu hụt cán bộ ở cơ sở hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là làm cho bộ máy hành chính Nhà nước thống nhất và thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Chức năng quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền sẽ được phát huy tốt hơn. Hiệu lực và hiệu quả quản lý ngày càng cao.
Tóm lại : Cấp chính quyền cơ sở, trong điều kiện hiện nay không có khả năng để giải quyết vấn đề cán bộ cho chính mình một cách toàn diện và bền vững. Do đó, cấp trên chủ yếu là tỉnh và trung ương phải có trách nhiệm tuyển chọn, đào tạo cán bộ cho cơ sở. Đó cũng là “cách” để nâng cao “trình độ” quản lý của Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước/.