Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Tác giả: Trần Văn Chín

Chúng ta đã biết ý thức xã hội sinh ra từ tồn tại xã hội, từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của một chế độ xã hội, chịu sự chi phối bởi  tồn tại xã hội. Thế nhưng khi đã được hình thành ý thức xã hội, có tính độc lập tương đối, nó tác động rất lớn tới lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội, sự tác động của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội hay nói cách khác là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể hiện ở chỗ : ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội; sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thái, ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng ta và sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Phạm vi bài viết tôi chỉ đề cập đến khía cạnh về tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội là từ tồn tại xã hội. Nó được sinh ra nhằm phản ánh đời sống xã hội, phản ánh những điều kiện sinh họat vật chất của một chế độ xã hội nhất định. Ý thức xã hội không phải ra đời từ hư vô hay từ một lực lượng siêu tự nhiên nào đó. Bất kỳ một ý thức, tư tưởng nào đó cũng đều có quan hệ kế thừa với ý thức, tư tưởng của thời đại trước. Khi giải thích một ý thức, tư tưởng của một thời đại nào đó ta phải căn cứ vào quan hệ kinh tế của thời đại đó, song cũng không phải chỉ căn cứ vào những quan hệ kinh tế, và đời sống vật chất của một thời đại để giải thích nội dung ý thức xã hội của thời đại đó, mà còn phải căn cứ vào quan hệ kế thừa những thời đại ra đời trước đó.
Lê nin cũng đã viết : “Nền văn hóa vô sản phải là sự phát triển logich của tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư sản, của xã hội bọn địa chủ và bọn quan liêu”1
Như vậy dưới chế độ ta hiện nay, vấn đề kế thừa được những gì của xã hội ra đời trước đó ? có thể nói rằng có vô số vấn đề kế thừa, mà lại kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội.
Ví dụ : Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái mà xã hội tư bản đã nêu lên, nhưng đó chỉ là trên khẩu hiệu để mị dân, thực tế quần chúng không hoàn toàn tư do, bình đẳng. Đối với chế độ XHCN cố gắng làm thế nào xây dựng một xã hội thật sự tự do, bình đẳng, công bằng bác ái. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói rằng : nước nhà độc lập mà dân mất tự do thì độc lập cũng không có y nghĩa gì ?
Khi nói về quan hệ sản xuất XHCN cũng phải thừa nhận có sự tồn tại của các thành phần kinh tế của xã hội trước còn tồn tại ở đó trong thời kỳ quá độ hiện nay, chấp nhận và thừa nhận nó để có biện pháp thức đẩy hay kiềm hãm sự phát triển tự phát của nó theo hướng có lợi hoặc bất lợi.
Hay nói về lĩnh vực đạo đức con người, nhiều người than phiền rằng đạo đức của một số học sinh chúng ta hiện nay đang xuống cấp, nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải đâu là “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” mà theo Bác Hồ phần nhiều là do giáo dục mà nên. Vấn đề giáo dục là phải kết hợp cả ba môi trường, gia đình, nhà trường, và xã hội.
Theo cách dạy con của các gia đình thời xưa cũng có nhiều ưu điểm, song phần lớn làm cho các em bị thụ động máy móc theo kiểu nhỏ phải phục tùng cha, vợ phục tùng chồng, em phục tùng anh một cách tuyệt đối. Điều này cho phép ta suy nghĩ và kế thừa được những gì ? Còn về phía nhà trường, phần lo toan bộn bề nhiều việc các bậc phụ huynh thường hay phó thác cho thầy bằng câu nói : trăm sự nhờ thầy, nên chăng chỉ chín mươi chín sự nhờ thầy và còn một sự dạy bảo con cái phụ thầy.
Nắm vững mối quan hệ kế thừa cho phép chúng ta trong tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực, trong đó có cuộc các mạng tư tưởng và văn hóa, phải biết chắt lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Thời đại ngày nay cho phép chúng ta kế thừa nhân tố thời đại với yếu tố truyền thống của dân tộc để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chóng thái độ kế thừa một cách nguyên xi không sáng tạo./

Đã xem: 20144
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004415442
IP của bạn: 18.225.149.158
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com