Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Xử lý điểm nóng Chính trị - Xã hội ở nước ta hiện nay
Tác giả: Ts. Nguyễn Quốc Tuấn

Trong những năm gần đây, cùng với sự ổn định chính trị tạo tiền đề cực kỳ quan trọng cho sự phát triển đất nước thì, đây đó các điểm nóng chính trị vẫn xảy ra, ít nhiều ảnh hưởng đến sự bền vững của chế độ. Nghiên cứu việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay.
1. Khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội .
Trong sự tồn tại của mình, sự vật không phải lúc nào cũng phát triển một cách đều đặn bình thường mà vào một khoảng thời gian và không gian nào đó, nó ở trong trạng thái không bình thường và sắp xảy ra một sự biến đổi khác thường ;người ta gọi đó là “điểm nóng”.
Trong một cộng đồng xã hội, có nhiều bộ phận nhân dân khác nhau, do sự tranh chấp dân sự, phát sinh những mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau giữa các nhóm người. Khi các bên tham gia không còn tự kiềm chế được nữa, họ có những hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, của những chuẩn mực đạo đức và những giá trị của xã hội gây bất ổn định xã hội và ngang nhiên thách thức đối với những người cầm quyền. Hiện tượng này được gọi là “Điểm nóng xã hội” - tiền đề của điểm nóng chính trị - xã hội.
Ở nước ta hiện nay, điểm nóng chính trị - xã hội bắt nguồn từ những hình thức chống đối của đám đông dân chúng như sau :
- Chuyển mâu thuẫn dân sự sang chống đối chính quyền. Khi điểm nóng xã hội bùng phát, chính quyền sở tại không có biện pháp hữu hiệu dập tắt kịp thời. Lợi dụng tình hình ấy, các phần tử nào đó kích mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, xúi dục và lèo lái đám đông chuyển hướng trực tiếp vào chống đối quyền lực nhà nước một cách công khai cho điểm nóng lan rộng thêm thành điểm nóng chính trị - xã hội, đe dọa sự bền vững của chế độ.
- Chống đối cá nhân hay nhóm người đương quyền. Với lý do cá nhân hay nhóm người dương quyền đã phạm tội hay không còn đủ phẩm chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao, họ yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý hay thay đổi người khác tốt hơn..
- Chống đối một cơ quan quyền lực nhà nước. Với danh nghĩa bảo vệ công lý, họ cho rằng trong quá trình điều hành quyền lực công, cơ quan quyền lực nhà nước đã không làm tròn trọng trách hay xâm hại đến quyền lợi của nhân dân. Từ đó, họ đòi củng cố, thay đổi chức năng hay xóa bỏ cơ quan ấy.
- Chống đối chính sách, pháp luật hiện hành. Mệnh danh vì lợi ích cộng đồng, họ cho rằng một chính sách cụ thể hay một đạo luật nào đó không còn phù hợp với điều kiện đã thay đổi hay đã gây bất lợi cho giới mình. Cho nên, họ đấu tranh đòi sửa chữa, bổ sung hay xóa bỏ hoặc ban hành chính sách, luật mới..
- Chống đối thể chế chính trị xã hội. Với chiêu bài đấu tranh cho tự do dân chủ, sự chống đối này hướng vào việc thay đổi căn bản hệ thống định chế chính trị, thiết chế tổ chức, phương thức vận hành của hệ thống chính trị xã hội; mà thực chất là đòi thay đổi chủ thể quyền lực chính trị xã hội.
Nhìn chung, hình thức phổ biến nhất là những cuộc khiếu kiện tập thể vượt cấp, những cuộc biểu tình của quần chúng quy mô có tổ chức, có sự chỉ đạo chặt chẽ với những yêu sách hướng trực tiếp vào quyền lực chính trị của xã hội mà trọng tâm là quyền lực nhà nước.
Vậy, “Điểm nóng chính trị - xã hội” là thời điểm diễn ra sự chống đối của đám đông dân chúng đã trực tiếp hướng thẳng vào quyền lực nhà nước, đe dọa sự bền vững của chế độ.
2. Phương pháp tiếp cận điểm nóng chính trị - xã hội.
Khi tiếp cận điểm nóng chính trị - xã hội, cần phải :
Thứ nhất, phân tích những yêu sách của đám đông dân chúng.
- Xét đòi hỏi yêu sách. Phải tìm hiểu họ đang đòi hỏi những lợi ích gì? Lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, tín ngưỡng . . .? Cũng có thể yêu sách là sự đan xen giữa các lợi ích ấy. Từ đó, chủ thể sẽ thấy được tình huống có vấn đề bắt nguồn từ đâu.
- Xét mức độ đúng sai của yêu sách. Nếu xét thấy yêu sách của họ là chính đáng thì tình huống đó bắt nguồn từ sai lầm, khuyết điểm của lực lượng cầm quyền, của cơ quan quyền lực hoặc của chính sách, của thể chế nhà nước, Có những yêu sách khởi đầu là chính đáng, nhưng do bị kích động hay do kẻ địch lợi dụng dẫn đến những đòi hỏi quá đáng. Muốn giải quyết, yêu cầu họ trở lại yêu sách ban đầu.
- Xét bản chất của yêu sách. Những yêu sách có thể đơn thuần là nguyện vọng của quần chúng, cũng có thể chứa đựng âm mưu chính trị kẻ địch làm cho yêu sách có sự đan xen, cài đặt giữa khát vọng của quần chúng với ý đồ chính trị xấu xa của kẻ địch. Trường hợp này, chủ thể phải tỉnh táo chỉ rõ đâu là nguyện vọng chính đáng và sai lầm của quần chúng, đâu là ý đồ chính trị xấu xa của kẻ địch. Từ đó, chọn phương án giải quyết thích hợp, thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân, trừng trị thích đáng kẻ địch.
Thứ hai, phân tích người đứng đầu đ1am đông yêu sách.
Chỉ khi xác định đúng và nắm được bản chất người đứng đầu mới nhận rõ thực chất vấn đề và mới có cách giải quyết đúng điểm nóng.
- Tìm cho được người đứng đầu. Người đứng đầu hiện đang ở đâu? Người đứng đầu có thể là người lộ diện đi đầu đoàn biểu tình cũng có thể dấu mặt, trá hình lẫn trong đám đông kích động những người hung hãn – quá khích; hoặc không có mặt trong đám đông đó mà đang ẩn náo ở một nơi khác, thậm chí ở  ngoài nước, thông qua hệ thống một đường dây nào đó mà chỉ huy đám đông.
- Xem bản chất người đứng đầu. Nếu người đứng đầu là kẻ xấu hay phản động thì những yêu sách của đám đông thường mang tính đả phá hay ẩn chứa ý đồ chính trị, từ yêu sách này họ lấn tới yêu sách khác mang tính đả phá và chính trị ngày một cao hơn. Nếu người đứng đầu là người tốt, đại diện cho lợi ích của nhân dân thì những yêu sách đó thường mang tính xây dựng.
Thứ ba, phân tích tâm lý hành vi của đám đông yêu sách.
Nhận thức được đúng tâm lý của đối tượng, giúp chủ thể bình tỉnh tìm cách xử lý thích hợp.
- Phân tích tâm lý bộ phận nòng cốt. Đó là bộ phận trụ cột dẫn đầu đám đông với tình trạng tâm lý bất bình thường cao độ, không còn tự kiềm chế được kích động của người cầm đầu đã dẫn đến những hành vi bộc phát quá kích. Những người này thường có lợi ích trực tiếp với cuộc biểu tình, bất mãn với chính quyền, mâu thuẫn với chế độ; cũng còn có thể bao gồm những người có tiền án, tiền sự, những người do kẻ địch lợi dụng, mua chuộc . . .
- Phân tích tâm lý đám đông. Bộ phận này thường là những ngày bị động hùa theo do sự nhẹ dạ, cả tin nên ngộ nhận, do kẻ xấu thuê mướn hay ép buộc. Nhóm đối tượng này chiếm một bộ phận không nhỏ trong đ1m đông và họ dễ dàng bị tan rã nếu được giải thích, tuyên truyền, thuyết phục làm rõ đúng sai hoặc xử lý vừa đúng đắn vừa kiên quyết của các cơ quan quyến lực.
3. Yêu cầu cơ bản của xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
Qua giải quyết tình huống, phải làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào công lý, vào cán bộ vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và càng xa lánh bọn xấu.
Trước hết, phải hạn chế sự sự lan tỏa sang nơi khác và làm cho điểm nóng nguội dần.
- Phong tỏa “lây lan”. Khi điểm nóng bùng phát, phải nhanh cóng và kịp thời lập “rào chắn”, không để phát sinh thêm vấn đề mới làm phức tạp thêm tình hình; đặc biệt, phải chăn đứng ngay sự lợi dụng của kẻ địch.
- Làm cho điểm nóng nguội dần. bằng những biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, sự tiếp xúc nhanh của những người có thẩm quyền làm dịu sự “hưng phấn” của đám đông, từng bước giải tán từng nóm quàn chúng, cô lập bọn quá khích, vô hiệu hóa những kẻ cầm đầu . . .
Thứ hai, phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và tăng cường hiệu lực của hệ thống chính trị sở tại.
- Phát huy vai trò của quần chúng tích cực. Trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân dân mà động viên và bảo vệ quần chúng tốt, nhất là những người có uy tín trong cộng đồng, vạch mặt những kẻ xấu, chỉ ra những điều sai trái trong việc làm của đám đông cũng như của mỗi người, hướng họ từ người tham gia tạo nên yêu sách thành người cùng trách nhiệm giải quyết vấn đề yêu sách đặt ra.
- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị sở tại. Khi tình huống vừa bùng phát, phải củng cố nhanh hệ thống chính trị ở cơ sở. Thực hiện sự lãnh đạo tập trung của tổ chức Đảng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải phát huy tối đa vai trò vận động thuyết phục quần chúng. Chính quyền sở tại sử dụng một cách năng động, mềm dẻo và khéo léo các biện pháp giáo dục thuyết phục với biện pháp hành chính cưỡng chế, các biện pháp tư tưởng với kinh tế, đạo đức với pháp luật, khuyến cáo răn đe . . .; trừng trị thích đáng các phần tử phản động, ngoan cố quậy phá.
Thứ ba. tạo ra sự bình ổn bền vững trong đời sống xã hội.
- Lập lại sự bình ổn xã hội. Nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết tình huống. Biện pháp không chỉ trực tiếp giải quyết vấn đề chính trị đó. Không “đao to búa lớn”, không phô trương hay lợi dụng quyền lực và bạo lực; không để thiệt hại nhân mạng hay tổn thương về tinh thần, tránh đến mức thấp nhất thiệt hại của cải của quần chúng.
- Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giải pháp được lựa chọn không nhằm chỉ để dập tắt mà còn phải chữa trị căn nguyên sinh ra điểm nóng và kết hợp với tổng thể các giải pháp khác để cho đời sống xã hội phát triển mạnh cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
4. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội.
Quy trình mang tính phổ biến của xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội gồm những bước cơ bản sau :
Bước 1: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nận dạng mâu thuẫn.
- Số lượng người tham gia biểu tình chống đối. Phân tích thành phần, đối tượng, hình thức tổ chức lực lượng . . . Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách đó do cơ quan nào giải quyết? Ai là người cầm đầu Số lượng những người quá khích? Những âm mưu và thủ đoạn? Họ có quan hệ trực tiếp, gián tiếp với những đâu?
- Phân tích tìm ra các nguyên nhân đưa đến các điểm nóng. Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.
-Xem xét tình chất của các mâu thuẫn. Mâu thuẫn đối kháng hay không đối kháng, mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn địch ta, mức độ của từng mâu thuẫn và sự đan xen giữa chúng.
Bước 2: Áp dụng những biện pháp “rút ngòi nổ” và từng bước giải quyết dứt điểm vấn đề.
Lựa chọn chính xác phương pháp, hình thức, lục lượng thích hợp và nghệ thuật sử dụng các phương tiện hỗ trợ mà nhất là các phương tiện thông tin đại chúng để nhanh chóng “rút ngòi nổ” và “hạ nhiệt độ” của điểm nóng, giải tán đám đông và đối sách với những người cầm đầu một cách khéo léo. Vì vậy, phải :
- Thành lập ngay ban chỉ đạo chung. Thiết lập sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị; đặc biệc chú ý đến việc lựa chọn đúng người chỉ huy và ban tham mưu cùng hệ thống chỉ đạo từ trên xuống.
- Xác định đúng phương thức giải quyết. Xây dụng kế hoạch giải quyết từng vấn đề một và cả phương án dự phòng. Chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra, ngăn ngừ nguy cơ lan tỏa sang nơi khác bằng tất cả các biện pháp có thể; trong đó, biện pháp chính trị tư tưởng, tâm lý để ngăn ngừa việc chưa xảy ra vẫn là quan trọng nhất.
- Thực hiện đối sách hợp lý. Nắm vững phương châm: kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, linh hoạt trong hình thức, thỏa đáng về biện pháp trên cơ sở dựa vào dân, nắm lấy dân và thực hiện bằng lực lượng của dân.
Bước 3: Khắc phục hậu quả khi điểm nóng bị dập tắt.
Khi giải tán được đám đông và xử lý những người cầm đầu thì, về cơ bản, điểm nóng đã đươc dập tắt. Vấn đề tiếp theo là xử lý hậu quả:
- Bình thường hóa đời sống xã hội. Đưa những hoạt động cơ bản của đời sống cộng đồng trở lại bình thường như trước khi xảy ra điểm nóng ; đồng thời giải quyết luôn những gút mắc có liên quan cũng như tạo ra tiền đề cho sự phát triển mới.
- Khắc phục những thiệt hại. Những thiệt hại về người và của phải được giải quyết một cách thấu lý đạt tình; phù hợp với pháp luật hiện hành, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo lý sinh hoạt cộng đồng.
- Truy cứu trách nhiệm. Trên tinh thần xây dựng mà tiến hành xác định rõ đúng sai, xử lý công khai và đúng tội những người có sai lầm cà hai phía đúng với từng tính chất của vụ việc; khen thưởng những người có công bảo vệ chế độ.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểm nóng không tái phát.
- Đúc kết kinh nghiệm. Cần tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm về người cán bộ lãnh đạo, hệ thống tổ chức quyền lực, phương thức lãnh, chỉ đạo và sự bất cập của chính sách, thể lệ hay luật pháp của của nhà nước, cơ sở chính trị - xã hội trong quần chúng.
- Dự báo điểm nóng có thể tái phát lại không? Nếu có thì mức độ tái phát ra sao? Xu hướng của nó là như thế nào? Cần áp dụng những giải pháp gì để tiếp tục xử lý tình huống tái phát.
- Các giải pháp không để cho điểm nóng tái phát. Cần áp dụng những giải pháp gì để điểm nóng không tái phát? Những giải pháp trước mắt và những giải pháp  bổ trợ.
Điểm nóng chính trị - xã hội phải được xử lý theo quan điểm lịch sử cụ thể và hết sức cẩn trọng; mỗi sai lầm dù là sai lầm nhỏ cũng rất nguy hiểm.

Đã xem: 55293
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 003
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 003
 Hits 004415413
IP của bạn: 3.145.59.89
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com