Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình phát triển tư tưởng đạo đức của Người. Người không những là tấm gương tiêu biểu sáng ngời nhất về đạo đức các mạng, mà còn chỉ ra những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện.
Theo Chủ tịch HỒ Chí Minh, mỗi người cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức, rèn luyện suốt đời, lối sống để cho người khác noi theo. Người còn nêu ra trong đời sống hàng ngày những hiện tượng tốt, xấu, đúng, sai đan xen nhau, đối chọi nhau. Vì vậy, xây phải đi đôi với chống, muốn vậy phải chống cái xấu để xây dụng cái tốt.
Rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Người là phải bề bỉ hàng ngày, không được chủ quan, tự mãn, lơ là trong việc rèn luyện đạo đức. Vì “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống” hoặc giống như: “tu thân, dưỡng tính” của Nho giáo, Phật giáo. Đạo đức cách mạng phải là đạo đức mới. Mục đích của đạo đức cách mạng là phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng và của dân tộc, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột. Vì vậy nếu không kiên trì rèn luyện thì ở thời kỳ trước là người có công thì ở thời kỳ sau có thể là người có tội. Hoặc như lúc trẻ giữ được đạo đức, nhưng lúc già lại thoái hóa biến chất, hư hỏng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thực hiện :Đảng viên đi trước làng nước theo sau” để làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo. Đây là nguyên tắc không kém phần quan trọng. Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và gương mẫu hơn ai hết. Mỗi chúng ta chắc ai cũng biết khi kêu gọi nhân dân diệt giặc đói năm 1945, Người đã thực hiện trước tiên “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Gaọ đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”
Chắc mỗi chúng ta còn nhớ, sau khi kháng chiến chống Pháp thành công trở về hà Nội, Bác không ở dinh Toàn quyền lộng lẫy mà ở nhà cũ của một người thợ điện. Khi ngôi nhà sàn bằng gỗ xây dựng xong. Người về đó ở với 2 phòng, mỗi phòng vỏn vẹn chưa đầy 10m2. Là vị Chủ tịch nước nhưng Bác chỉ đi đôi dép lốp, chiếc quạt lá cọ, bộ quần áo kaki, những bữa cơm thanh đạm mang mùi vị quê hương. Đó là tấm gương ngời sáng của Người để cho chúng ta học tập. Bác dạy: “Mình phải làm mực thước để cho người ta bắt chước”. Đạo đức của Người là lời nói đi đôi với việc làm. Rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày Bác không dành cho mình một sự ưu ái nào.
Chúng ta thấy ở Người “nói ít nhưng làm nhiều”. Nhớ lại những ngày đầu khi giành được chính quyền, Bác cùng ăn cơm chung với anh em ở Bắc bộ Phủ cũng suất ăn bình thường như bao đồng chí khác. Người là tấm gương tiêu biểu và sinh động. Rõ ràng trong lĩnh vực đạo đức chính lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, hoặc nói mà không làm, hay nói một đàng làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng. Đó chính là thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột. Nó hoàn toàn xa lạ với đạo đức cách mạng. Xây dựng đạo đức cách mạng, chúng ta phải đấu tranh để làm sao trong xã hội mới không còn những kẻ đạo đức giả.
Chống đạo đức giả để xây dựng đạo đức mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân và xây dựng đạo đức cách mạng. Nguyên tắc này lại càng không thể thiếu trong xã hội chúng ta đối với việc xây dựng đạo đức mới của mọi người. Theo Người chủ nghĩa cá nhân là một thứ bệnh cực kỳ nguy hiểm. Do chủ nghĩa cá nhân mà người ta sa vào tham ô, trục lợi, địa vị, quan liêu, mệnh lệnh, xem thường quần chúng . . . Vì lẽ đó theo Người phải lên án cái xấu, xây dựng phát huy cái tốt, cái tích cực. Và chúng ta đều biết, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Vì vậy, xây phải đi đôi với chống. xây dựng đạo đức mới, chống đạo đức giả tạo, những thứ đạo đức không vì lợi ích chung của nhân dân. Theo Bác: “Đạo đức cách mạng là “gốc” của người cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp lớn lao, lâu dài của Đảng, của dân tộc. Người cán bộ cách mạng muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng ấy phải thường xuyên căm lo cái “gốc” của mình”.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những yếu tố tích cực là cơ bản, đã nảy sinh những yếu tố tự phát, gây nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Vì vậy, học tập tư tưởng đạo đức của bác, chúng ta nhất thiết làm theo nguyên tắc xây dựng đạo đức của người. Tức là phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức, rèn luyện đạo đức suốt đời. Đồng thời lời nói phải đi đôi với việc làm, gương mẫu về đạo đức, lối sống. Và vấn đề xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng , xây dựng cái tốt, phải đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân, phi đạo đức và phê phán cái xấu, cái lạc hậu. Học tập những nguyên tắc xây dựng đạo đức nêu trên sẽ góp phấn điều chỉnh hành vi của chúng ta trong quan hệ với mọi người, nó giúp mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho./.