Trong quá trình đào tạo nhu cầu người học, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy có quan hệ chặt chẽ với nhau.Từ nhu cầu mgười học mà xây dựng nội dung chương trình học cho phù hợp, người học cần kiến thức nào thì nội dung, chương trình phải có kiến thức nấy. Khi đã có nội dung chương trình thì chọn phương pháp giảng dạy là vấn đề rất quan trọng, phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung thì việc đào tạo sẽ mang lại hiệu quả cao, ngược lại phương pháp giảng dạy không phù hợp sẽ mang lại hiệu quả thấp.
Từ nhận thức chung về mối quan hệ này tôi muốn nêu tôi muốn nêu lên vài suy nghĩ về người học, nội dung chương trình học và phương pháp giảng dạy của lớp trung cấp chính trị cho cán bộ cơ sở.
Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở đã xác định: một trong ba vấn đề cơ bàn và bức xúc cần tập trung giải quyết ở cơ sở là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tâm, thạo việc . . .”. Theo tinh thần nghị quyết này cán bộ cơ sở phải có năng lực tổ chức thực hiện, năng lực vận động quần chúng thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, cán bộ cơ sở phải thành thạo công việc, phải nắm những kiến thức, những qui định cụ thể để tổ chức thực hiện, cán bộ cơ sở cần có kỹ năng tổ chức thực hiện hơn là cần lý luận. Từ yêu cầu của cán bộ cơ sở như vậy, việc xây dựng nội dung chương trình cũng theo hướng này, nội dung, chương trình phải phù hợp với cán bộ cơ sở phải giảm bớt lý luận chung chung, tăng thêm nhựng nội dung cụ thể, thiết thực, liên quan trực tiếp đến người học. Mặc dù chưa có giáo trình nhưng chương trình tổng thể các môn học, các bài học của lớp đào tạo trung cấp chính trị cho cán bộ cơ sở mà Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mới ban hành là theo hướng giảm lý luận, tăng cụ thể, thiết thực, sát cơ sở.
Nghị quyết hội nghị lần thứ V cũng đã xác định: “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy . . .”. Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là vấn đề cần suy nghĩ để có được phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Phương pháp truyền thống mà chúng ta áp dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, theo phương pháp này, người giảng chủ động trình bày, người nghe thụ động ngồi nghe. Phương pháp truyền thống phù hợp với nội dung mang tính lý luận, nhiều kiến thức phải truyền đạt trong thời gian ngắn với số lượng người học đông nhầm mục đích củng cố lập trường, tư tưởng, củng cố quan điểm chính trị cho người học. Nhưng chương trình mới nội dung mang tính cụ thể, thiết thực để rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức thực hiện mà chỉ sử dụng phương pháp truyền thống thì sẽ hạn chế kết quả đào tạo. Vì vậy cần bổ sung phương pháp giảng dạy mới cho phù hợp với nội dung và mục đích đào tạo.
Có nhiều phương pháp giảng dạy mới đang khuyến khích áp dụng hiện nay như: Phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tình huống…Trong điều kiện hiện nay, bước đầu đối mới phương pháp giảng dạy, ngoài phương pháp truyền thống cần áp dụng phương pháp tình huống kết hợp với thảo luận nhóm. Phương pháp này cần áp dụng dể thay cho khâu thảo luận suông trong quy trình học tập truyền thống mà chúng ta đã áp dụng từ trước đến nay. Kinh nghiệm của khoa Nhà nước – pháp luật đã áp dụng phương pháp tình huống trong khâu thảo luận ở một số bài của một số môn học trong mấy năm gần đây cho thấy phương pháp tình huống phù hợp với nội dung cụ thể, phù hợp với đối tượng học là người lớn , người đã có kinh nghiệm trong công tác, phương pháp này giúp cho học viên rèn luyện kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những công việc cụ thể, xử lý những tình huống cụ thể trong thực tế, với phương pháp nầy người học đã học tích cực hơn, động não hơn.
Theo yêu cầu của lãnh đạo trường, năm nay khoa Nhà nước – pháp luật và khoa Quản lý nhà nước sẽ nghiên cứu, xây dựng các tình huống và phương án giải quyết tình huống thường xảy ra trong thực tế ở cơ sở để áp dụng những tình huống nầy vào từng bài học ở khâu thảo luận cho cả môn học. Tinh rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho hai khoa nầy từng bước áp dụng phương pháp tình huống, đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trương Chính trị tỉnh Vĩnh long. /