Hồ Chủ Tịch dạy : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy con người xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải có trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật … .Cũng như quan điểm Lênin “Không học thì không thể trở thành người Cộng sản được”, Hồ Chí Minh nói :
“Một dân tộc dốt nát là một dân tộc yếu” và người cách mạng phải nhớ: “Cán bộ phải có văn hóa làm gốc”.
“Văn hóa làm gốc” trong thế kỷ XXI –trong điều kiện hiện nay Việt Nam ta có đặt quan hệ trên 160 nước khắp các châu lục, và hiện có mua bán với trên 100 quốc gia khác nhau. Do vậy là người cán bộ cách mạng hiện đại cần phải có lập trường tư tưởng cách mạng kiên định – có trình độ văn hóa mới tiến kịp và bắt kịp nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới, áp dụng một cách có hiệu quả vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đã chọn.
Muốn được vậy, người cán bộ cách mạng hiện nay ngoài học ngôn ngữ, quốc ngữ của ta, cần học thêm các ngôn ngữ thông dụng của quốc tế như Anh Văn, Pháp Văn, Trung văn,… đặc biệt là ngôn ngữ của những nước ta có quan hệ chặt chẽ.
Việc tiến nhanh hay chậm, dài hay ngắn , phụ thuộc nhiều vào nhân tố con người. Nhân tố con người ở đây trước tiên chính là người cán bộ cách mạng, muốn trở thành người cán bộ tốt thì phải học như lời Khổng Tử dạy “Học không biết chán “. Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng hiện nay trên thế giới. Do vậy việc học Anh Văn là cần thiết giúp ích cho người cán bộ trong việc giao tiếp, tiếp xúc không chỉ qua thị trường mua bán mà cả việc tìm hiểu hệ thống pháp luật, hệ thống hành chính,... . của các nước ta đặt quan hệ để tránh những sai sót không cần thiết do không am hiểu.
Việc giảng dạy Anh Văn trong trường chính trị Vĩnh Long cho cán bộ cơ sở ,dù chỉ là bước đầu có những cán bộ chưa từng tiếp xúc với Tiếng Anh có cán bộ đã được học Tiếng Anh ở trường phổ thông. Dù biết hay chưa biết, học viên vẫn quyết tâm cố gắng học tốt, dù đây là môn “ khó nuốt “. Có những học viên khi vào học chưa biết một Tiếng Anh nào cuối học phần vẫn đạt điểm 6, 7, 8 đây là niềm vui lớn cho học viên, mà cả người dạy cũng vui lây. Học viên “học không biết chán “ thì người giảng dạy cũng quyết tâm “dạy không biết mỏi “ như lời Khổng Tử dạy.