Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Một số vấn đề tâm lý của tuổi về hưu
Tác giả: Lê Văn Dũng

Những người đang làm việc, trước sau cũng về hưu, dù là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao, cấp cơ sở hay người cán bộ bình thường, rồi cũng trở về với cuộc sống dân thường. Đó là điều hết sức tự nhiên, là bình thường, là quy luật. Tuy nhiên việc về hưu đôi khi trở thành không bình thường, chỉ vì không hiểu quy luật tâm lý lứa tuổi và tâm trạng của người chuẩn bị về hưu.
Sinh, lão, bệnh, tử, ai cũng hiểu biết như thế nhưng không phải ai cũng bình thản trước tuổi già mà dường như ai cũng có tâm lý sợ tuổi già, cố quên tuổi già, thậm chí lẫn tránh , che giấu nó đi. nhưng không ai cưỡng lại thời gian qua mau, chỉ có điều là cảm nhậnvề nó như thế nào mà thôi, thế nên có câu:
Thời gian thấm thoát qua mau
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai!
Sau bao nhiêu năm chiến tranh, yếu kém về kinh tế làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của dân Việt Nam ta, từ ngày đổi mới đến nay, nhất là trong 15 năm qua, khi kinh tế phát triển, thu nhập, điều kiện sức khỏe càng được cải thiện đã làm cho tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng lên. Theo thống kê mới nhất (tháng 09/2003) nước ta có 7% dân số có tuổi từ 64 trở lên. Một điều ta dễ nhận ra là: khi cuộc sống ngày càng no đủ, càng văn minh thì người già càng được chăm sóc tôn kính; một gia đình càng có giáo dục càng có văn hóa thì người già dễ trở thành biểu tượng trung tâm "ông bà mẫu mực" là một tiền đề quan trọng nếu không muốn nói là quyết định cho hệ quả "con cháu hiếu thảo"; một tập thể đoàn kết, gắn bó, làm việc hiệu quả thì các thành viên cũng đối với người già tận tình, chu đáo. Ngược lại, ở một cộng đồng, một tập thể mà lối sống xô bồ, thực dụng, cá nhân chủ nghĩa cao thì tuổi già tuổi già ở vào vị trí vô cùng bất lợi về mật tâm lý. Một số người trước khi về hưu đã gặp bất lợi như vậy nên đã ảnh hưởng rất lớn đến những năm tháng còn lại của cuộc đời, sức khỏe thể chất và tinh thần của họ nhanh chóng đi vào sa sút.
Vậy, bản chất của vấn đề là ở chỗ nào? Trước hết ta hãy nói một chút về tâm lý tuổi già. Con người nói chung ít ai hiểu được tuổi già, ít chịu tin là mình có thể già. Bởi vì, từ trẻ đến già có những chuyển biến rất chậm chạp mà chúng ta khó nhận ra. Nhưng khi phát hiện ra những cơn mệt mỏi bất chợt, sự xuất hiện nhiều, nhanh của tóc bạc, mắt phải thêm đôi kính... Thì lúc đó tâm lý tuổi già ập đến rất nhanh.
Đặc trưng của tâm lý tuổi già là cảm giác cô đơn, dễ bẳn gắt, dễ mặc cảm, dễ bảo thủ, khó vượt qua những va vấp xung đột. Người già đôi khi cũng bướng bỉnh và hay hờn giận như trẻ con, cố níu vào thành kiến cũ một cách dai dẳng, hay vịn vào kinh nghiệm đã qua để tin chắc rằng mình nắm được hết mọi vấn đề. Có người còn tự hành hạ mình bằng sự đố kỵ, tiếc rẻ, cay cú sự đời trong những năm tháng lẽ ra dành cho sự thanh thản, nhàn cư.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân về tâm lý xã hội trước khi bước vào tuổi già, những năng lực về thể chất và tinh thần của con người bắt đầu suy giảm, khả năng làm việc sút kém, hạn chế, phạm vi hoạt động bị thu hẹp. Trừ những người tìm được công việc mới phù hợp, bằng không thì thường rơi vào sự cô đơn, buồn nản.
Trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, đa số cán bộ, công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng cả đời gắn bó với tập thể, vì tập thể; nên đa số họ khó thích nghi với môi trường hoạt cá thể. Do đó, khi tách khỏi môi trường tập thể, tự nhiên bản thân sẽ thấy hụt hẫng ghê gớm.
Riêng đối với phụ nữ, việc thích nghi với việc về hưu và tuổi già còn có khó khăn và tế nhị hơn nhiều mà đôi khi ta phải nói tránh đi là người "lớn tuổi", "đứng tuổi" chứ không nói "già". Là phụ nữ nên họ rất nhạy cảm với những tổn thương tinh thần do sự xáo trộn tâm lý vào "hành năm" mà chị em thường xem là thử thách đầy khắc nghiệt "bốn chín chưa qua, năm ba đã tới". Sự lo lắng lớn nhất của phụ nữ là sức khỏe, tình yêu, con cái, việc làm sẽ rời bỏ họ. Bất kỳ dấu hiệu nào chạm vòa sự thật là họ không còn trẻ nữa, cũng gây những xốn xang, đôi khi cả với những dấu hiêu kính trọng một cách chân thành. Do vậy, họ thường không thích bàn về tuổi tác, không thích người khác hỏi tuổi mình, càng chàn hơn khi người khác đoán sai tuổi mình về phía lớn hơn tuổi thật.
Tâm lý người là sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Do đó ai chưa già thì sẽ chưa hiểu hết tâm lý người già, ai chua về hưu thì chưa hiểu hết tâm trạng người về hưu. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý một tập thể thì phải quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu, nắm tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức sắp về hưu để xử sự chu đáo, có trách nhiệm, tình người. Việc làm đó sẽ giúp cho người sắp về hưu không bị sốc, không thấy cô đơn, mặc cảm.
Cơ thể con người là một cổ máy sinh học vô cùng tinh vi và phức tạp, "đời sống tâm hồn lại nặng gấp triệu lần thể xác của họ" như một nhà tư tưởng náo đó đã nhận xét. Trong suốt 60 năm trời, cổ máy ấy hoạt động liên tục, thì chuyện hao mòn, trục trặc là điều khó tránh. Tâm hồn người ta cũng đầy ắp "lòng người và sự đời" với trăm mối ngổn ngang. Nếu ta biết bảo dưỡng, chăm sóc hợp lý thì cổ máy sinh học sẽ khỏe lâu hơn, bền chắc hơn, làm cho đầu óc ta giữ được minh mẫn vẫn giúp ích được gia đình, con cháu và xã hội, xin ta đừng quên câu: "gừng càng già càng cay". Một công chức, cán bộ hết lòng vì nước, vì dân, một thầy thuốc mát tay, già dặn, một thầy giáo đầy ắp kinh nghiệm,... đó là những con người khôn ngoan, chín chắn và hữu ích. Họ là những tấm gương sáng cho con cháu, cho xóm ấp trong các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, làm kinh tế gia đình,...Từ đây nhiều người về hưu tìm lại được sự cân bằng tâm lý, tìm thấy thú vui trong tình nghĩa bạn bè, lối xóm, trong tình yêu thương kính trọng của con cháu.
Tuổi già đến với ta như nó phải đến, dù ta có muốn hay không. Vấn đề ở chỗ là ta không buông trôi, xem đó là số mệnh mà phải dùng ý chí và kinh nghiệm của bản thân để hóa giải những bất lợi, tìm riêng cho mình giải pháp. Ta không nên mang mãi gánh nặng quá sức trên vai mình, hãy tin tưởng, tạo điều kiện và giao lại cho thế hệ sau tiếp tục xây dựng xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hãy để tuổi già của mình tắm trong thảnh thơi, thoải mái. Hãy như câu tục ngữ Thụy Điển:
“Khi trẻ người ta có khuôn mặt đẹp
Khi già người ta có một tâm hồn đẹp”

Đã xem: 9663
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 009
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 009
 Hits 004415355
IP của bạn: 3.16.75.156
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com