Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam
chuyen cung cap dong co Siemens
chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản
chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM
LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM
Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm
Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM
Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM
Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc
Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu
Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp
Làm thế nào để đánh giá mức độ tiếp thu của người học
Tác giả: Cao Văn Trung
Trong phạm vi bài viết tôi chỉ giới hạn nội dung đánh giá mức độ tiếp thu của người học khi kết thúc môn học.
Mức độ tiếp thu của người học là cơ sở để đánh giá khi kết thúc môn học. Việc đánh giá dựa trên các điều kiện sau:
- Về thái độ học tập,
- Về kiến thức,
- Về kỹ năng,
- Về kết quả điểm.
+ Đánh giá về thái độ học tập: Đây là nội dung quan trọng có thể tác động đến các nội dung khác. Bởi thái độ học tập là cái ý nghĩ, biểu cảm của người học đối với môn học. Người học có thích, có hứng thú hay không đối với môn học đó. Nếu có thích, có hứng thú thì họ mới tích cực hoạt động: tiếp thu, nghiên cứu, trao đổi thảo luận, thực hành.... Ngược lại, họ sẽ thụ động xem học để “trả nợ”.
Như vậy làm thế nào để đánh giá thái độ học tập của người học? Đây là vấn đề khó, để đánh giá khách quan cần hiểu được tâm lý, nắm được thời gian và các hoạt động trong quá trình lên lớp của người học. Để làm được việc này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên đứng lớp với chủ nhiệm lớp và ban cán sự, tổ trưởng, tổ phó. Sau mỗi môn học tổ chức họp lấy ý kiến đánh giá xếp loại A, B, C theo thứ tự (tích cực, chưa tích cực, không tích cực).
+ Đáng giá về kiến thức: Nhận định qua từng bài học, môn học, người học tiếp thu được cái gì? ở mức độ nào?. Việc đánh giá nội dung này thông qua kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi hết môn. Trong việc ra câu hỏi, đề thi giáo viên nên đặt câu hỏi dạng “mở” hoặc sử dụng hình thức thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, hạn chế trường hợp “học tủ”, “học vẹt” và sử dụng “phao” so với câu hỏi, đề thi “đóng”. Qua đó có thể đánh giá tương đối đúng khả năng tiếp thu kiến thức của người học.
+ Đánh giá về kỹ năng: Đáng giá khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào tiễn. Đối với nội dung này giáo viên có thể đánh giá qua các hoạt động học tập, thảo luận, thực hành và các bài tập tình huống trên lớp. Ngoài ra trong các câu hỏi kiểm tra, đề thi hết môn phải có phần liên hệ thực tế. Cơ cấu thang điểm giữa phần kiến thức và liên hệ thực tế tỷ lệ 6 – 4 hoặc 5 – 5.
+ Về kết quả điểm: Điểm là một trong những điều kiện để đánh giá mức độ tiếp thu của người học. Việc đánh giá đúng, đủ nội dung này thì ngoài việc ra đề thi, chọn lựa hình thức thi, cần phải tổ chức thực hiện thi nghiêm túc. Để điểm là trở thành con số “biết nói” thật sự, phản ánh đúng khả năng của người học.
Để đánh giá mức độ tiếp thu của người học xuyên suốt trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khi lên lớp chúng ta có thể tính điểm theo cách sau:
1. Điểm chuyên cần:
• Chiếm 30% điểm tổng kết môn học. Được tính theo công thức sau:
• Điểm chuyên cần = MIN(A x 2 + B x 0.5 + C x 1.5; 10)
Trong đó:
• A = Thời gian lên lớp: >=80% - 89% tính 1 điểm; từ 90% - 100% tính 2 điểm.
• B = MIN(kiểm tra thường xuyên + điểm thảo luận + bài tập; 10) Có thể phân bổ điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thảo luận, bài tập theo tỷ lệ 5-5-5 (điều kiện B<=10)
• C = Số bài kiểm tra điều kiện có điểm >= 5 điểm.
2. Điểm thi hết môn:
Chiếm 70% điểm tổng kết môn
3. Điểm tổng kết môn = (Điểm chuyên cần x 30 + Điểm thi hết môn x 70)/100.
Cách tính điểm như trên sẽ là cơ sở theo dõi và đánh giá khách quan mức độ tiếp thu của người học trong một môn học. Thông qua hình thức này sẽ tạo mối ràng buộc, tác động đến người học về nhận thức, tính tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Đã xem: 6598