Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 25/5/2014 của Bộ chínhtrị khóa XI đã đánh giá, “sau gần 20 năm thực hiện Quy định số54-QĐ/TW, ngày 12-5-1999 của Bộ Chính trị (K.VIII) về chế độ học tập lý luậnchính trị trong Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũcán bộ đảng viên các cấp đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần xâydựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệTổ quốc ”.
Công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảngviên là một bộ phận cơ bản quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, nhằmthực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cươnglĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trongcán bộ, đảng viên một cách có hệ thống.
Đào tạo lý luận chính trị nhằm hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềmtin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêucầu của cách mạng trong các thời kỳ lịch sử. Nói về vai trò của công tác giáodục lý luận chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xathấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”,thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vai trò quan trọngcủa lý luận chính trị đối với quá trình vận động của cách mạng. Để lật đổ đượcchế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, cần có sự lãnh đạo của một Đảngđược vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin, học thuyết mang bản chất khoa học vàcách mạng, học thuyết vừa phản ánh đúng đắn những quy luật khách quan của sựphát triển xã hội, vừa chỉ ra mục tiêu, con đường, lực lượng, chiến lược, sáchlược, phương pháp đấu tranh cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công táccán bộ, đến việc lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ. Người luôn chorằng, vấn đề cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng cũng nhưcông tác xây dựng Đảng. Người thường dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, bất cứ chính sách công tácgì nếu có cán bộ tốt thì thành công. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng khẳng định:Cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ cóvị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống chính trị.
Vì vậy Công tác đào tạo, giáo dục lý luận chính trịđóng vai trò quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, vì nótrang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; nhằm làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn và có niềmtin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường XHCN do Đảng vạch ra và thựchiện lý tưởng đó. Ngay từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đến nay, công tácđào tạo lý luận chính trị đã góp phần quan trọng trong các thời kỳ cách mạng,làm cho lý luận cách mạng thâm nhập vào quần chúng, đặc biệt nó đã trở thành “công cụ vật chất” để đội ngũ cán bộ có đủtrình độ nhận thức và trưởng thành trong hoạt động cách mạng của mình, luônhoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần quan trọng cho sự nghiệp cách mạng giànhthắng lợi .
Thông qua đào tạo lý luận chính trị, góp phần xây dựngĐảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nâng cao ý thức tựgiác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cánbộ, đảng viên, góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp kiênđịnh lập trường cách mạng, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục,thuyết phục quần chúng, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, góp phần phòng,chống có hiệu quả biểu hiện “ suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” và biểu hiện “ tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa trong đội ngũcán bộ đảng viên”.
Tuy nhiên, Nghị quyết cũng đánh giá công tác đào tạo,bồi dưỡng lý luận chính trị còn một số hạn chế, yếu kém. Việc mở rộng quy môđào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với nâng cao chất lượng. Nội dung, chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp,chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởngchính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý. Phương pháp giảng dạy, họctập chậm được đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tínhtích cực, sáng tạo của người học. Thiếu sự liên thông giữa các cấp học, các hệđào tạo dẫn đến việc cán bộ phải học nhiều lần một số chuyên đề, học phần. Quảnlý đào tạo còn có mặt yếu kém, nhất là quản lý tự học của học viên. Chất lượngđội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo còn có mặt hạn chế kiến thức thựctiễn, tình huống chưa sát thực tế. Điều kiện vật chất – kỹ thuật trong nhiều cơsở đào tạo còn thiếu thốn…
Thực trạng hiện nay đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý cấp huyện và cơ sở đảm bảo đạtchuẩn gần 100 % (kể cả chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị). Nhưng trongthực tế việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đạt hiệu quả chưa như mongđợi. Vì vậy, thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“lý luận phải gắn liền với thực tiễn, lýluận không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận làthực tiễn mù quáng”.
Tóm lại, trong thời gian tới phải tăng cường đổi mới,nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị cho cánbộ, đảng viên. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hết sức nặng nề, khó khănđòi hỏi mỗi cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực phùhợp với yêu cầu mới của cách mạng. Cho nên, nhiệm vụ của hệ thống chính trị làphải nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhất là trình độ lý luận chínhtrị cho cán bộ, đảng viên đây là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa có tínhchiến lược lâu dài./.