Qua nghiên cứu phương pháp giảng dạy lý luận chính trị của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương xuất bản năm 2004, gợi lại quá trình hoạt động thực tiễn của mình tôi thấy mấy vấn đề xin trao đổi trong lĩnh vực giảng dạy nói chung và trong giảng dạy chính trị nói riêng.
Yêu cầu một bài giảng cần hội tụ các yếu tố như sau:
1. Chất lượng của giáo án là yếu tố rất quan trọng để đạt được cái quan trọng ấy người giáo viên cần:
- Nắm nhuần nhuyễn nội dung bài giảng, nó trở thành máu thịt của mình thì càng tốt.
- Phải cập nhật thông tin vừa tổng hợp vừa mới nhất đặc biệt là những thông tin liên quan đến bài giảng.
- Nội dung giáo án vừa cụ thể, vừa chi tiết và logíc...
2. Nghệ thuật sư phạm của người thầy giáo cần có:
- Tạo được không khí thật sự lạc quan cho học viên phấn chấn suốt quá trình bài giảng.
- Phải từ sự am hiểu tâm lý học viên mà thể hiện linh hoạt cách trình bày bài giảng.
Phải nắm chắc tình hình diễn biến của lớp học để chủ động điều chỉnh sự tập trung cao của học viên vào bài giảng.
3. Việc chọn phương pháp cho từng đối tượng, cho từng môn học vừa sát hợp cho đối tượng và cho môn học:
- Không được cứng nhắc một phương pháp cho một bài giảng cụ thể, một đối tượng cụ thể. Muốn làm được điều đó, giáo án của người giáo viên phải có chuẩn bị các phương án dự phòng, bởi vì trên thực tế nội dung thì giáo viên nắm chắc nhưng đối tượng giảng dạy thì giáo viên có khi chưa nắm chắc dễ bị động trong giảng dạy.
4. Người giáo viên ngoài việc nghiên cứu sách vở, theo dõi báo chí, thời sự... thì vấn đề cực kỳ quan trọng là phải dành thời gian đi sâu, đi sát thực tế, sát phong trào cơ sở, đặc biệt là lĩnh vực mà môn mình đảm trách. Đó là lượng thông tin tại chỗ mà giáo viên phải nắm vững để không tụt hậu trên con đường giảng dạy của mình.