TRƯỜNG LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ TỈNH CỬU LONG
(25/10/1991 -
20/11/1992)
Năm 1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 103/QĐ
-TW về việc sắp xếp lại hệ thống Trường Đảng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, trong đó giao nhiệm vụ cho Học viện Nguyễn Ái Quốc (Học viện CTQGHCM)
hướng dẫn về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viện cho
Trường Đảng tỉnh, thành phố.
Nhằm
thu gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh sự trùng lấp, chồng chéo
trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Học viện Nguyễn Ái Quốc (Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh) xây dựng đề án về việc hợp nhất các Trường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, công tác đoàn thể thành
một trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.
Trên tinh thần ấy, nhằm từng bước sắp xếp kiện toàn
tổ chức, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Cửu Long ra
quyết định số 646 /QĐ-TU, ngày 25/10/1991 sáp nhập Trung tâm giáo dục chính trị
tỉnh với Trường Đảng tỉnh, lấy tên là Trường lý luận chính trị tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Trường là đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt và kế cận của xã, phường, thị trấn và tương đương; giáo dục phổ
cập chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
nhà nước cho cán bộ trong và ngoài Đảng
* Cơ cấu tổ chức, biên
chế:
Tổng
biên chế của Trường là 47 người, phân bổ như sau:
-
Ban giám đốc:
+ Đồng
chí Trịnh Ngọc Châu (Út Nhì), Giám đốc
+ Đồng chí Châu Công Tính (Bảy Báu), Phó Giám đốc.
+ Đồng chí Trương Quang Phú, Phó Giám đốc.
+ Đồng chí Thạch Sơn, Phó Giám đốc.
+ Đồng chí Nguyễn Thanh Hào, Phó Giám đốc.
-
Các phòng, khoa:
Các
phòng:
+
Phòng Hành chính - Quản trị 13
đồng chí
+
Phòng Giáo vụ 9 đồng chí
Các
khoa: 20/20 giáo viên đều có bằng đại học, trong đó hầu hết là các chuyên ngành
Mác - Lênin.
+
Khoa Triết học 4 đồng chí
+
Khoa Kinh tế chính trị 5 đồng chí
+
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học 5 đồng
chí
+
Khoa Lịch sử Đảng 2 đồng chí
+
Khoa XDĐ - NN và PL 3
đồng chí
+
Quản lý Kinh tế
1 đồng chí
Đảng
bộ Trường có 29 đảng viên, đồng chí Đinh Văn Tiền làm Bí thư, đồng chí Nguyễn
Minh Trí làm Phó Bí thư Đảng ủy. Đảng bộ có 4 chi bộ trực thuộc: Chi bộ Hành chính
- Quản trị, Chi bộ Giáo vụ, Chi bộ Giáo viên I, Chi bộ Giáo viên II.
Tháng
5 năm 1992, có quyết định chia tỉnh, một số đồng chí chuyển công tác về Trà
Vinh và chuyển công tác khác nên đến tháng 11/1992 biên chế của Trường còn lại
34 đồng chí.
* Công tác đào tạo,
bồi dưỡng:
- Hệ đào tạo:
+
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị 10 phần học (thời gian học 10 tháng)
do Học viện Nguyễn Ái Quốc (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) biên soạn
cho cán bộ chủ chốt và kế cận của xã, phường, thị trấn và cán bộ tương đương
của huyện, thị và ngành tỉnh. Thời gian thực hiện chương
trình từ năm học 1991 - 1992. Tên từng phần học trong chương trình như
sau:
Phần
I: Những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin
Phần
II: Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Phần
III: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Phần
IV: Những vấn đề cơ bản về kinh tế ở nước ta hiện nay
Phần
V: Mấy vấn đề về chính sách xã hội - văn hóa - giáo dục
Phần
VI: Vấn đề về quốc phòng và an ninh
Phần
VII: Một số vấn đề quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Phần
VIII: Về Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội
Phần
IX: Những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng và công tác quần chúng
Phần
X: Những vấn đề về tình hình nhiệm vụ, các nghị quyết và chủ trương lớn của địa
phương
Với
chương trình trên, Trường mở được 2 lớp Trung cấp lý luận chính trị tập trung,
137 học viên và 1 lớp Trung cấp lý luận chính trị tại chức, 175 học viên cho cả
2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
+
Phối hợp với Trường Nguyễn Ái Quốc II (Phân viện thành phố Hồ Chí Minh) mở 1
lớp cao cấp lý luận chính trị, 138 học viên (Vĩnh Long và Trà Vinh), đối tượng
dự học là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu; cán bộ khoa học kỹ thuật
của ngành tỉnh và huyện, thị và một số ít là cán bộ chủ chốt của xã, phường,
thị trấn.
- Hệ bồi dưỡng:
Mở được
17 lớp chuyên đề Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng với
2.433 đồng chí là cán bộ ngành tỉnh; huyện, thị; xã, phường, thị trấn.
Tóm
lại: qua một năm hoạt động, Trường Lý luận chính trị đã mở được 4 lớp đào tạo,
449 học viên, 17 lớp bồi dưỡng chuyên đề Nghị quyết 2.433 cán bộ dự học.
* Công tác nghiên cứu
khoa học:
Được
sự hướng dẫn của Học viện Nguyễn Ái Quốc, đầu năm 1991, Trường Đảng đã phối hợp
với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh nghiên
cứu đề tài: “Mô hình và con đường hình thành Bí thư, Chủ tịch xã, phường”, đề
tài với tổng kinh phí 17 triệu do Sở Khoa học công nghệ và môi trường đầu tư.
Do điều kiện khách quan,
Ban chủ nhiệm đề tài bận nhiều việc, nên thời gian nghiên cứu kéo dài đến cuối năm
1992. Sau khi hợp nhất Trường Đảng và Trung tâm Giáo dục chính trị thành Trường
Lý luận chính trị, Trường tiếp tục phối hợp với các ngành có tham gia trong Ban
Chủ nhiệm để hoàn tất đề tài và đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học của
tỉnh nghiệm thu đạt yêu cầu.