Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Thực trạng và giải pháp chuẩn hóa chức danh, cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức và cơ sở Đảng ở Tỉnh Vĩnh Long.
Tác giả: Huỳnh Hữu Thanh

Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII. Tỉnh ủy và các cấp ủy trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, đã đem lại kết quả đáng kể. trong đó có công tác tổ chức xây dựng Đảng như: sắp xếp, củng cố, kiện toàn ổn định về mặt tổ chức đối với địa phương, các cơ quan, đơn vị theo chủ trương hợp nhất, tách nhập của Trung ương, hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ A1 giai đoạn 2010 – 2015, đang điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ A1 và xây dựng quy hoạch cán bộ A2: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, luân chuyển cán bộ, tập trung xây dựng tổ chức cơ sở (TCCS) đảng trong sạch, vững mạnh, khắc phục TCCS đảng yếu kém, chú trọng công tác kết nạp đảng viên mới...
Hiện nay, điều đáng quan tâm là làm như thế nào để sớm chuẩn hóa chức danh cán bộ các cấp, nhất là cơ sở, gắn liền với nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS đảng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
- Về thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tỉnh:
Trong số 189 đồng chí cấp trưởng, cấp phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ: trung cấp chiếm 4,76%; cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 85,18%; về lý luận chính trị: trung cấp chiếm 9,52%; cao cấp, cử nhân chiếm 84,13%.
Trong số 153 đồng chí cấp trưởng, cấp phó phòng, ban, đoàn thể cấp huyện – thị, có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ: trung cấp chiếm 11,79%; cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 54,05%; về lý luận chính trị: trung cấp chiếm 21,81%; cao cấp, cử nhân chiếm 50,53%.
Trong số 435 đồng chí cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn): có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ: trung cấp chiếm 18,21%; cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 39,4%; về lý luận chính trị: trung cấp chiếm 62,09%; cao cấp, cử nhân chiếm 37,91%.
Thực trạng trên cho thấy số cán bộ chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều, trong đó về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở lãnh đạo ngành tỉnh còn 10,06%; cấp huyện, thị còn 34,15%; đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn 42,39%. Về lý luận chính trị ở ngành tỉnh còn 6,35%; huyện, thị còn 22,2%; riêng cấp cơ sở hầu hết cán bộ chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND) đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến cơ sở trong thời gian qua được các cấp quan tâm, kết quả khá tốt, nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu, nhất là đào tạo cán bộ sau đại học và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ở cơ sở.
- Về thực trạng tình hình tổ chức cơ sở đảng:
Đến nay (30/6/2008) toàn tỉnh có 499 TCCS đảng, trong đó có 169 đảng bộ cơ sở và 330 chi bộ cơ sở. Bao gồm các loại hình: 94 xã, 7 phường, 6 thị trấn, 239 cơ quan hành chính, 55 đơn vị sự nghiệp, 28 doanh nghiệp nhà nước, 17 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 35 đơn vị công an, 15 đơn vị quân đội và 2 TCCS đảng loại hình khác. Trong 169 đảng bộ cơ sở có 1.481 chi bộ trực thuộc. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều là đảng bộ cơ sở, các ấp, khóm đều có chi bộ.
Phần lớn TCCS đảng đều giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên; hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Năm 2007 có 91,64% TCCS đảng “trong sạch vững mạnh”. 5,4% TCCS đảng hoàn thành nhiệm vụ. 3,1% TCCS đảng yếu kém.
Các cấp ủy cơ sở đã coi trọng việc xây dựng quy chế làm việc và điều hành theo quy chế. Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, dân chủ trong Đảng và trong xã hội được mở rộng hơn. Có 100% xã, phường, thị trấn thực hiện việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của đại diện nhân dân với chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND và trưởng ấp, khóm.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, còn một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thật sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng, chưa phát huy đúng mức vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, chưa dành nhiều thời gian, công sức để củng cố TCCS đảng; có nơi lãnh đạo đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp chưa tạo điều kiện thuận lợi để cấp ủy và chi bộ hoạt động; còn một số TCCS đảng yếu kém kéo dài nhiều năm nhưng chậm được khắc phục; năng lực lãnh đạo của một số TCCS đảng còn hạn chế, nhất là việc cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và năng lực tổ chức, lãnh đạo điều hành, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực tiễn các phong trào chưa được chú trọng.
Từ thực trạng tình hình trên, để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, từ nay đến năm 2010 và những năm tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Về chuẩn hóa chức danh cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở:
Đi đôi với công tác quy hoạch, gắn nâng cao chất lượng đào tạo. Đào tạo theo ngành nghề chức danh được quy hoạch và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo về lý luận chính, chuyên môn, nghiệp vụ từng năm; đồng thời có kế hoạch bố trí kinh phí đào tạo hợp lý.
Ngoài ra các đồng chí được quy hoạch, tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình chưa đạt chuẩn về trình độ theo quy định mà có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp để bảo đảm từ nay đến năm 2012 chuẩn hóa cán bộ theo ngành nghề chức danh công tác.
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của các huyện, thị và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch đào tạo chung cho tỉnh. Ưu tiên mở nhiều lớp trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính, trung cấp luật, kể cả tập trung và tại chức cho cán bộ cấp cơ sở hoặc gắn với đào tạo trung cấp lý luận chính trị với trung cấp quân sự, công an, thanh vận, phụ vận. Phấn đấu đến năm 2015, ngoài cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, số cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách, mỗi đồng chí phải có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên.
Xem xét tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều chỉnh chính sách đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay; quan tâm thực hiện tốt chính sách cán bộ, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần nhằm động viên cán bộ tích cực trong học tập, công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trường Chính Trị Phạm Hùng, Trường Quân sự tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị phải không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời nghiên cứu bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng xử lý tình huống; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho một số chức danh cán bộ trong quy hoạch dự nguồn theo yêu cầu thực tế của cơ sở. Định kỳ hàng năm nên có kế hoạch mở lớp cụ thể, phù hợp với nhu cầu thực tế của tỉnh, việc cử cán bộ đi học phải được chỉ định cụ thể trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, không chiêu sinh chung chung như thời gian qua.
- Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS đảng:
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS đảng, trước hết là bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của TCCS đảng đối với mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở xã, phường, thị trấn, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị, trên cơ sở quán triện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt mục đích, yêu cầu trên, bản thân TCCS đảng, cấp ủy và các ban, cơ quan tham mưu của cấp ủy cấp trên phải coi trọng đào tạo, bồi dưỡng để các tổ chức đảng, đảng viên, trước hết là Bí thư Chi bộ, Bí thư Đảng ủy nắm vững đường lối, các chủ trương của Đảng, am hiểu các quy định pháp luật của Nhà nước, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, bám sát thực tiễn của cơ sở, cụ thể hóa, đề ra giải pháp lãnh đạo cho phù hợp, đưa cơ sở phát triển bền vững, đúng định hướng. Trong đó, chú ý bồi dưỡng kỹ năng xử lý các tình huống để cán bộ ở cơ sở không bị động, lúng túng hoặc ỷ lại trông chờ cấp trên giải quyết.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS đảng phải toàn diện cả chính trị, tư tưởng, tổ chức, lấy xây dựng đội ngũ đảng viên, nhất là xây dựng đội ngũ cấp ủy viên làm then chốt, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn làm tiêu chuẩn thước đo, gắn với phát huy có hiệu quả lãnh đạo hệ thống chính trị và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Chất lượng đảng viên quyết định chất lượng TCCS đảng. Do đó, trong việc nâng cao chất lượng đảng viên, điều quan trọng hàng đầu là chất lượng công tác chính trị tư tưởng, kế đến chất lượng công tác chuyên môn, năng lực thực tiễn và ý thức trách nhiệm về công tác xây dựng Đảng trong việc góp phần xây dựng TCCS đảng nơi mình sinh hoạt đạt trong sạch vững mạnh. Đặc biệt, phải rất coi trọng xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, đứng đầu là đồng chí bí thư, phó bí thư phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn năng động, sáng tạo.
Mỗi cấp ủy viên, đảng viên phải nâng cao sức chiến đấu của mình bằng cách kiên quyết bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những sai trái, lệch lạc trong nội bộ và trong xã hội. Mỗi cấp ủy viên, đảng viên ở từng lĩnh vực công tác theo chức trách của mình, vừa phải trực tiếp thực hiện nghị quyết của cấp ủy, vừa phải thể hiện vai trò là người tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Qua đó, thẩm định tính đúng đắn của nghị quyết, giúp cấp ủy bổ sung hoàn thiện nghị quyết nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của TCCS đảng.
Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành nghiêm nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, giữ vững chế độ sinh hoạt đảng, đề cao trách nhiệm quản lý đảng viên của chi bộ, tự phê bình và phê bình, dân chủ, công khai minh bạch, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ cần được cụ thể hóa trong xây dựng các quy chế làm việc của cấp ủy với các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là giữa cấp ủy với lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ đứng đầu các đoàn thể. Tổ chức đảng cơ sở phải thực sự là trung tâm đoàn kế của cả hệ thống chính trị và nhân dân ở cơ sở, của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, trước hết phải giữ vững và phát huy khối đoàn kết trong chi bộ, đảng bộ, trước hết là trong ban chấp hành, ban thường vụ.
Việc ra nghị quyết của cấp ủy hoặc của chi bộ, đảng bộ phải ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với nghị quyết của cấp trên và sát đúng với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Mỗi TCCS đảng phải nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết kịp thời để phát huy những mặt tích cực và uốn nắn những lệch lạc phát sinh trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Tăng cường lãnh đạo của cấp ủy và hướng dẫn của các ban, cơ quan, tham mưu của cấp ủy cấp trên. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm riêng của từng cơ sở và nội dung, yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, cấp ủy chỉ đạo các bộ phận tham mưu, nhất là các ban, cơ quan xây dựng đảng của cấp ủy hướng dẫn các TCCS đảng tiến hành công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng đội ngũ đảng viên và đề ra được mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện có tính khả thi. Đồng thời cấp ủy phải tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém của cấp dưới thông qua việc phân công cấp ủy viên phụ trách chỉ đạo toàn diện địa bàn hoặc phụ trách lĩnh vực.
Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng với phát triển kinh tế, tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và công tác an sinh xã hội ở cơ sở, cũng như hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị, đều có mối quan hệ thúc đẩy tích cực lẫn nhau. Mỗi bước tiến bộ trong nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng là điều kiện để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; đồng thời kết quả đó lại là cơ sở để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, nhất là ở cơ sở và không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng, đó là những yếu tố quan trọng, bảo đảm cho TCCS đảng luôn trong sạch vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và mọi mặt hoạt động ở cơ sở, đó là yêu cầu vừa khách quan, là vấn đề nguyên tắc, vừa cấp bách và thường xuyên của các cấp ủy và tổ chức đảng.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng không những có ý nghĩa là nhân tố lãnh đạo phát triển toàn diện trên địa bàn dân cư, trong cơ quan, đơn vị, mà còn góp phần hết sức quan trọng vào cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã và đang triển khai trên đất nước ta, đặt biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế./. 

Đã xem: 4468
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 006
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 006
 Hits 004415439
IP của bạn: 3.145.44.22
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com