Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ở người giảng viên theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự thiên tài, nhà văn hoá kiệt xuất và là nhà đạo đức với những luận điểm sâu sắc và tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng. Trên cơ sở tiếp thu truyền thống đạo đức dân tộc, kết tinh những tinh hoa đạo đức nhân loại, khai thác những giá trị đạo đức trong học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xây dựng một hệ thống các chuẩn mực đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Trong đó, Người xây dựng những chuẩn mực đạo đức dành riêng cho từng đối tượng như: công nhân, nông dân, trí thức, công an, thầy giáo, thầy thuốc,... Đặc biệt, Người xây dựng một hệ thống chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Bài viết này xin đề cập đối tượng người giảng viên lý luận chính trị.
Trong toàn bộ hệ thống những chuẩn mực đạo đức cách mạng, nếu phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất cơ bản, bao trùm, thì “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng, cũng là phẩm chất gắn với mọi hoạt động hàng ngày của mọi người. Chuẩn mực: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” được Hồ Chí Minh xem là chuẩn mực trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất để trở “thành người”. Chuẩn mực này được Người đề cập đến từng nội dung cụ thể như sau:
- Cần: là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai, việc gì khó mấy cũng làm được. Cần phải có kế hoạch, có phân công cho công việc mới đem lại hiệu quả.
Từ tư tưởng của Người, là người giảng viên chúng ta cần phải ý thức sâu sắc trách nhiệm trong công việc. Phải nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo và tính khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu phấn đấu. “Cần” ở đây không phải chỉ tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy, mà cần phải có trách nhiệm tham gia các công việc khác, như công tác Đảng, Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên,… Để “cần” đem lại hiệu quả phải có sắp xếp công việc cụ thể, hợp lý trong các khâu như: lên lớp, chấm bài, tham gia đi thực tế,…
- Kiệm: là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Tiết kiệm thời gian, của cải, nguyên vật liệu,... Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời gian của người khác. Nhưng tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà tiêu vào việc đáng tiêu, đó là việc ích nước lợi nhà.
Đối với người giảng viên, tiết kiệm thời gian không phải rút ngắn thời gian các tiết học, buổi học mà có sự cân đối, sắp xếp thời gian hợp lý, đảm bảo tính khoa học, toàn diện, trọng tâm, trọng điểm của từng bài giảng, tiết giảng và các công việc khác.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự vận dụng những thành tựu đó trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu. Đó là điều kiện thuận lợi mà người giảng viên thực hiện có hiệu quả việc “cần” và “kiệm”, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và các công tác khác.
- Liêm: là trong sạch, không tham lam tiền bạc, vật chất, địa vị.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh, liêm ở đây không phải chọn sự khổ hạnh, nghèo khó, mà phải có ý thức phấn đấu vươn lên bằng chính khả năng của mình. Không ham người ta tâng bốc mình, mà chỉ có một lòng “ham” đó là ham học, ham làm, ham tiến bộ, đem hết khả năng, nhiệt tình trong tiết giảng; đem hết khả năng mà phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
- Chính: là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Chính cũng có nghĩa là thật thà, không gian dối với Đảng, nhân dân, với người khác, không xuyên tạc.
Hồ Chí Minh cho rằng, có thể chia con người làm hai hạng: thiện và ác; chia công việc làm hai loại: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Muốn biết con người là thiện hay ác, chính hay tà, thì phải xem xét con người đó trên ba mặt:
Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình.
Đối với việc, phải để việc công, việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà.
Đối với người, trừ bọn việt gian, phát xít, thực dân, những người còn lại ta phải kính trọng, yêu quý, giúp đỡ. Không nịnh người trên, xem khinh người dưới.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh, ở người giảng viên đặt trong ba mối quan hệ trên như sau:
+ Với mình: phải chính trước mới giúp người khác chính, không gian dối, phải có ý thức tự giác thực hiện tốt qui chế giáo viên, nội qui của Trường và những qui định khác. Thực hiện tốt hai chức năng của người giảng viên: vừa là người “thầy”, vừa là người “bạn” thân thiết gần gũi đối với học viên. Không tự cao, tự đại, phải chịu khó trong nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi cầu tiến bộ để ngày càng phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn. Muốn thế, phải tự kiểm điểm, phát huy những điều hay, sửa đổi, khắc phục những điều còn hạn chế trong công việc để vươn lên.
 + Đối với người khác: phải kính trọng, thương yêu, tận tình giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp, học viên, luôn có thái độ hoà nhã, chân thành, đoàn kết, không dối trên lừa dưới. Thường xuyên và nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, phải có lòng bao dung với người khác.
+ Đối với công việc: luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, làm đúng nhiệm vụ và chức trách người giảng viên, đặt việc công lên trước, lên trên việc tư, việc nhà. Ngoài việc chuyên môn, khi được phân công phụ trách việc gì thì phải nhiệt tình, có trách nhiệm cao, làm đến nơi, đến chốn, không ngại khó khăn, gian khổ. Việc gì có lợi cho Đảng, cho nhân dân, cho tập thể, cho học viên thì dù nhỏ, khó khăn, gian khổ cũng cố gắng làm; việc gì có hại đến Tổ quốc, nhân dân, tập thể, học viên phải hết sức tránh.
- Chí công vô tư theo Hồ Chí Minh, là làm bất cứ việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân. Có chí công vô tư thì lòng dạ mới thảnh thơi, đầu óc mới tỉnh táo, sáng suốt.
Chí công vô tư ở người giảng viên là tích cực giảng dạy, truyền thụ những kiến thức cơ bản cho người học, giúp ích cho xã hội, không mong người khác ca ngợi mình.
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn tới chí công vô tư, ngược lại đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều đức tính tốt.
Thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức cơ bản sẽ nâng cao trách nhiệm của người giảng viên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, là sự thể hiện thiết thực và ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí, quan liêu./.

Đã xem: 55461
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004415361
IP của bạn: 18.191.178.16
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com