Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Ý Kiến Trao Đổi: Bàn về vấn đề
Tác giả: Võ Công An

Có được kết quả cao nhất sau mỗi lớp học ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị đó là sự nỗ lực của Ban Giám đốc Trung Tâm, giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm và tất cả học viên từ khâu tổ chức, sắp xếp thời gian đến quá trình thực hiện... Trong đó vai trò tổ chức, quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm là không kém phần quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của lớp học. Có thể nói công tác tổ chức, quản lý lớp cần phải có tính khoa học và định hướng ngay từ buổi đầu khai giảng. Có như vậy thì những kết quả đạt được của lớp sẽ được đánh giá, báo cáo một cách thiết thực, cụ thể “Học thực chất, dạy thực chất và thi thực chất”. Nếu công việc này làm chưa tốt thì kết quả cuối cùng chỉ là “con số” dùng để báo cáo, trên thực tế chất lượng đạt không cao, đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhiều ngành quan tâm không riêng gì đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị trong tỉnh nhà.
Chất lượng cũng như kết quả cuối khóa có liên quan đến nhiều yếu tố: lịch giảng dạy, giáo viên, nội dung giảng dạy, giáo trình học tập và bản thân của học viên... Tất cả phải có tính nghiêm túc và thống nhất... Song song đó chúng ta cần phải nói đến vai trò tổ chức, quản lý trực tiếp của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm lớp tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức về mọi mặt như: theo dõi sĩ số, báo cáo đối tượng cho giáo viên giảng dạy trước khi lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa (thể thao, văn nghệ,...), kết quả học tập và rèn luyện của từng học viên trong suốt khóa học. Bởi vì, các lớp học được mở tại Trung tâm huyện, thị có thời gian khác nhau, nếu dài thì 60 ngày như: Sơ cấp LLCT; Bồi dưỡng đảng viên mới (8 ngày), ngắn thì 5 ngày như: Bồi dưỡng kết nạp đảng; Bồi dưỡng cấp ủy và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ khác... và chúng ta đã biết, học chính trị thường thì nội dung khô khan khó tiếp cận đối với người học, nó không giống như các môn học xã hội khác cho nên nhằm tạo yếu tố tâm lý thoải mái, không căng thẳng trong học tập đòi hỏi giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo viên trực tiếp quản lý lớp cần có nghệ thuật tiếp cận đối tượng. (Ví dụ: về giáo viên chủ nhiệm lớp phải tạo được không khí thoải mái cho học viên sau mỗi tiết học, mỗi ngày học như là phổ biến về việc tham gia văn nghệ, chơi thể thao... Những công việc này phải được giáo viên chủ nhiệm đề cập ngay trong buổi đầu sinh hoạt lớp, nhằm tạo được sự đồng thuận và tích cực hưởng ứng từ phía học viên).
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp về việc thực hiện nội quy, quy chế của Trung tâm (có thể mời họp riêng), để làm sao cho mỗi học viên phát huy tính tự giác và nghiêm túc trong học tập cũng như về tổ chức và kỷ luật được thực hiện đồng bộ. Cho nên, giáo viên chủ nhiệm phải có tính khéo léo trong tổ chức, nghiêm túc trong sinh hoạt và nên kết hợp được các yếu tố tâm lý trong việc quản lý lớp của mình. Đây là điều thật sự cần thiết đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Để công tác tổ chức quản lý lớp đạt được hiệu quả, kết quả như mong muốn, theo kinh nghiệm học tập có chọn lọc từ đồng nghiệp và kinh nghiệm riêng của bản thân thì người giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện được một số công việc sau:
Thứ nhất, thông báo chiêu sinh phải gửi tới các chi, Đảng bộ cơ sở trực thuộc (huyện), thị ủy trước 10 đến 12 ngày, để chọn nguồn đưa đi học và lịch mời giảng dạy phải gửi trước 7 ngày để báo cáo viên sắp xếp thời gian giảng dạy của mình (tránh trường hợp lịch học có sự thay đổi thứ tự giữa các bài trong giáo trình gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu của học viên mặc dù nội dung vẫn đảm bảo); thêm vào đó là sự chuẩn bị tốt về nội dung khai giảng, chương trình khai giảng và thông báo lịch học toàn khoá cho học viên nắm, đồng thời phổ biến những nội quy, quy định làm việc của Trung tâm đến từng học viên (có thể dán riêng ở bảng bên ngoài hội trường của Trung tâm), để tạo không khí trang trọng, nghiêm túc cho buổi khai giảng khóa học mới.
Thứ hai, trước khi vào khai giảng thì giáo viên chủ nhiệm cùng với cán bộ Trung tâm phát phiếu tự khai cho học viên để học viên điền chính xác những thông tin vào như: họ tên, năm sinh, quê quán, đơn vị công tác, chức vụ Đảng, chức vụ chính quyền,... nhằm quản lý tốt đối tượng học viên, tránh trường hợp ghi sai năm sinh và không đúng chức vụ... sẽ làm ảnh hưởng đến khâu in ấn văn bằng và việc cấp phát tiền ăn cho học viên.
Thứ ba, đối với những lớp dài hạn thì sau khi khai giảng giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập hồ sơ lớp (để trống) và khi đã ổn định sĩ số, bầu ban cán sự lớp (lớp trưởng, phó, tổ trưởng), học viên từng tổ sẽ tự điền tên mình vào sơ đồ lớp. Buổi sinh hoạt lớp đầu tiên là rất quan trọng nên giáo viên chủ nhiệm phải sinh hoạt kỹ nội quy, quy chế của Trung tâm để tạo cho học viên có tính nghiêm túc trong việc thực hiện và học tập của mình (có thể họp riêng ban cán sự lớp sau buổi sinh hoạt nhằm để cụ thể hơn về những nội quy, quy định của Trung tâm). Đối với những lớp ngắn hạn vẫn dùng sơ đồ lớp và lớp trưởng, lớp phó cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn có thể đảm bảo được yêu cầu của việc quản lý, tổ chức lớp học, bởi vì thời gian học thường ngắn nếu tổ chức rườm rà, không khéo... thì ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học tập của người học viên.
Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho ban cán sự lớp (lớp trưởng, phó, các tổ trưởng, phó) biết được vị trí vai trò và tầm quan trọng của họ cũng như chế độ báo cáo sĩ số, khen thưởng, kỷ luật nhằm khích lệ, động viên để hoàn thành nhiệm vụ của ban cán sự lớp. Mặc khác giáo viên chủ nhiệm nên điểm danh đột xuất khi cần, để nắm cụ thể về sĩ số thực học của lớp (chú ý cũng nên hạn chế vấn đề này, chỉ dùng khi thật sự cần thiết). Tuy nhiên, người giáo viên chủ nhiệm lớp không thể giao hết cho ban cán sự lớp được mà phải thường xuyên theo dõi, bám sát lớp học trao đổi hai chiều với học viên: xem nội dung, phương pháp, truyền đạt của giảng viên báo cáo khó hay dễ; tiếp thu được hay ít để từ đó có tác động phù họp hơn.
Thứ năm, một điều không kém phần quan trọng là đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm được nội dung cơ bản của những bài giảng mà mình sẽ chủ trì thảo luận (nếu có thời gian, giáo viên chủ nhiệm nên dự để nghe báo cáo viên giảng dạy nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn). Trong thảo luận cần đặt ra những tình huống nhằm khơi dậy khả năng tư duy của học viên hướng sâu vào nội dung bài đã học, giúp học viên nhớ và nắm kỹ hơn bài học của mình. Bên cạnh, nếu những vấn đề đặt ra mà có tính trừu tượng thì nên tránh bởi vì đối tượng học viên có sự chênh lệch về tuổi, trình độ. Sau mỗi lượt trả lời của học viên thì giáo viên chủ nhiệm chủ trì thảo luận nên có nhận xét; nếu có vấn đề nhầm lẫn hoặc thiếu sót thì sửa ngay, để cả lớp cùng rút kinh nghiệm chung... Muốn có được buổi thảo luận đạt kết quả thì trước hết những câu hỏi thảo luận nhất thiết phải cho trước một ngày, để học viên có sự chuẩn bị cơ bản về nội dung cần phải giải quyết. Khi kết thúc buổi thảo luận giáo viên cần khái quát lại những nội dung cơ bản nhất (dàn ý) mục đích là định hướng cho học viên cách giải quyết vấn đề mà câu hỏi đã đặt ra.
Một điều cần lưu ý nữa là khi vấn đề đặt ra rồi mà vẫn số ít học viên ngại phát biểu thì giáo viên chủ nhiệm thảo luận phải đưa ra yêu cầu tối thiểu là mỗi đơn vị (xã A, xã B, ngành A, ngành B) phải có câu trả lời để tạo tiền đề về sự tự giác, tích cực cho những buổi thảo luận tiếp theo.
Thứ sáu, trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá cuối khóa, việc trình bày bảng cũng không kém phần quan trọng (viết chữ rõ ràng, ngay thẳng, có đánh mốc thời gian làm bài...) để cho học viên thấy rõ và chủ động thời gian làm bài của mình. Khi vào phòng giáo viên chủ nhiệm phải sinh hoạt quy định chung về tài liệu có liên quan như: phải để bên ngoài tất cả những tài liệu, phải tắt nguồn điện thoại di động... nhằm tạo sự tập trung cao nhất cho buổi thi.
Thứ bảy, trước khi nộp bài giáo viên phải nhắc lại học viên ghi phần số báo danh của mình (có dán bên ngoài phòng thi) vào bài thi, số tờ... khi nộp phải ký tên vào danh sách nộp bài thi. Khi có kết quả giáo viên chủ nhiệm phải nắm được số bài chưa đạt, nội dung làm như thế nào để có thể giải đáp khi học viên thắc mắc về bài làm của mình.
Cuối cùng, khi tổng kết lớp thì giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị đầy đủ về: báo cáo tổng kết cuối khóa, lựa chọn khoảng 10 học viên khá, giỏi để cấp chứng nhận và khen thưởng; nên phân công phần phát biểu cảm nghĩ sau khóa học (có thể là cá nhân tiêu biểu hay lớp trưởng hoặc lớp phó) nhằm tăng thêm ý nghĩa của buổi lễ tổng kết. Bên cạnh việc thực hiện những vấn đề nêu trên thì giáo viên chủ nhiệm cần phải hỗ trợ thủ quỹ trong việc cấp phát tiền ăn, xác nhận giấy đi đường, in ấn văn bằng, chứng nhận và việc cấp phát văn bằng cho từng học viên sau khi lớp học bế giảng.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tổ chức quản lý, chủ nhiệm lớp tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị Vũng Liêm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những kinh nghiệm bước đầu rất mong được học hỏi thêm ở đồng nghiệp, bạn bè... trong việc tổ chức, quản lý của người giáo viên chủ nhiệm tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, nhằm góp phần cho việc quản lý nói chung và việc tổ chức quản lý của người giáo viên chủ nhiệm lớp tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị ngày càng chặt chẽ hơn, khoa học hơn./.

Đã xem: 3297
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 004
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 004
 Hits 004415431
IP của bạn: 18.116.43.109
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com