Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Chủ nhật, 24-11-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Vấn đề bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
Tác giả: Trần Hữu Linh

Hàng năm, theo báo cáo của Liên minh doanh nghiệp phần mềm (Business Software Alliance – BSA) và Công ty dữ liệu quốc tế (International Data Corporation – IDC), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm (BQPM) của Việt Nam xếp cao nhất hoặc trong top 10 nước cao nhất thế giới. Năm 2004 và 2005, tỷ lệ vi phạm BQPM của Việt Nam là 92% và 90% (cao nhất thế giới), năm 2006 và 2007 là 88% và 85%.
Năm 2007, Việt Nam là nước có tỷ lệ vi phạm BQPM giảm đáng kể nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thiệt hại do vi phạm bản quyền gây ra lại gấp đôi năm ngoái, với số tiền thiệt hại lên đến 200 triệu USD. Nguyên nhân phần lớn được cho là do sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường máy tính cá nhân.
Tỷ lệ vi phạm BQPM của nước ta qua các năm đều giảm, đặc biệt là năm 2007 là do từ lâu Chính phủ đã quan tâm nhiều đến vấn đề này.
1. Từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 – Phê duyệt dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM) ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008” với mục tiêu: “Đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển PMNM, góp phần bảo vệ quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam”.
Phòng thí nghiệm giải pháp mở (OpenLab) tại TP.HCM ra đời trong bối cảnh ứng dụng và phát triển PMNM đã trở thành một chiến lược quan trọng cấp quốc gia giúp cho Việt nam hội nhập thế giới. Bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2006, OpenLAB có mục tiêu hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp triển khai các giải pháp nguồn mở trong xây dựng các hệ thống thông tin, mạng máy tính, ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực...
2. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/ QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Với sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ đã đánh dấu một giai đoạn mới của quá trình phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Ở Điều 14: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó có đề cập đến chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Ở Điều 22: Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, trong đó chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
3. Chị thị số 04/2007/CT-TTg ngày 22/2/2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Theo đó, Nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có quyền tác giả đối với chương trình máy tính của các tổ chức, cá nhân thuộc các nước thành viên tại Việt Nam, đồng thời chương trình máy tính của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng được bảo hộ tại các nước thành viên các điều ước quốc tế này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... có kế hoạch từng bước xử lý các chương trình máy tính không có bản quyền hợp pháp tại các cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình theo đúng quy định của pháp luật.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm BQPM trong năm 2007:
Tính đến 27/12/2007, đã có 11 cuộc thanh tra trong năm. Trong số đó có Công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật tin học Hải Anh ở 105 Lê Thanh Nghị, Hà Nội vi phạm bản quyền phần mềm lên tới 1 tỷ đồng.
5. Các cơ quan, tổ chức bước đầu triển khai sử dụng các PMNM: Bộ Giáo dục & Đào tạo, các cơ quan Đảng, các Ngân hàng:
Ông Tào Thanh Danh, P.TGĐ Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) cho biết: sau hơn 2 năm (từ đầu năm 2004) đưa vào sử dụng OpenOffice.org (OOo) trên 2.000 máy tính tại 163 điểm giao dịch trên toàn quốc, Ngân hàng đã tiết kiệm hơn 830.000 USD tiền BQPM (thời gian đó, giá Microsoft Office (MSO) là 380 USD/ bộ, Vietkey 100.000đ/ bộ).
Ông Vũ Duy Lợi, Giám đốc Trung tâm Tin học, Văn phòng Trung ương Đảng tuyên bố sẽ từ bỏ MSO để chuyển sang OOo. Theo lộ trình, đến hết năm 2008, toàn bộ 20.000 máy tính của các cơ quan Đảng trên cả nước sẽ chuyển sang OOo. Việc chuyển đổi sang OOo sẽ được đưa thành nhiệm vụ cụ thể trong Đề án Tin học hoá hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010.
Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: năm 2008 toàn ngành giáo dục sẽ dùng OOo nguồn mở. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi công văn yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khai thác và sử dụng bộ phần mềm văn phòng OOo trong quản lý và giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có việc sử dụng phần mềm OpenOffice là chỉ tiêu thi đua trong ngành.
Nhiều cơ quan, đơn vị khác như Sở BCVT Khánh Hoà; Sở BCVT, Sở KHCN và Sở Thương mại của TP.HCM từ năm 2006 cũng bắt đầu thử nghiệm OpenOffice.org trong nội bộ cơ quan với tham vọng nhân rộng khi mô hình này thành công.
6. Quyết định số 08/2007/QĐ-BTTTT ngày 24/12/2007 Ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Theo đó, các cơ quan, tổ chức khi sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để đầu tư, mua sắm, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phải ưu tiên đầu tư, mua sắm, sử dụng các sản phẩm có trong Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước kèm theo Quyết định này.                
DANH MỤC SẢN PHẨM PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU SỬ DỤNG TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC.
TT
 Chủng loại
 Sản phẩm
1
Phần mềm văn phòng
 a.
OpenOffice 2.0
b.
 OpenOffice 2.1
c.
OpenOffice 2.2
d.
OpenOffice 2.3
2
 Phần mềm thư điện tử máy trạm
 Mozilla Thunderbird
3
Phần mềm trình duyệt Web
 Mozilla Firefox
4
Phần mềm bộ gõ tiếng Việt
Unikey
7. Việt Nam mua bản quyền Office của Microsoft:
Ngày 21/5/2007, đại diện Chính Phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận mua bản quyền phần mềm MSO cho hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ, cả Trung Ương lẫn địa phương. Theo nội dung bản hợp đồng này, Microsoft công nhận việc sử dụng MSO với các phiên bản mới nhất là hợp pháp trong vòng 3 năm kể từ sau khi ký.
Các Ngân hàng mua bản quyền Office của Microsoft: Tháng 4/2008, Microsoft tiếp tục bán thêm 7.000 bản quyền phần mềm cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Đây là Ngân hàng thứ 8 mua bản quyền phần mềm của Microsoft.
8. Ngày 29/2/2008, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC -BCA-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người có hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Theo Điều 28 và Điều 35 của Luật Sở hữu Trí tuệ, hành vi sẽ bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” nếu xâm phạm với quy mô và mục đích thương mại, hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 131 Bộ Luật hình sự, nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm. Như vậy, trong thời gian tới, những hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể sẽ bị xử lý tại tòa án.
Ngày 2-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8; theo đó, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Chánh thanh tra Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh được nâng lên 500 triệu đồng. Mức xử phạt cao áp dụng từ 1-8 tới sẽ hạn chế việc vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam hiện nay”.
"Vấn đề giảm chi phí bản quyền phần mềm đang được Bộ và Chính phủ đánh giá là yếu tố quan trọng để thúc đẩy và phát triển CNTT". Theo đó, có 2 hướng giải quyết vấn đề này.
Một mặt, Bộ Thông tin Truyền thông đại diện đàm phán với Microsoft để giảm giá mua bản quyền phần mềm.
Mặt khác, Bộ Thông tin Truyền thông lên kế hoạch đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở OpenOffice.org để tăng tính tự chủ, giảm chi phí mua bản quyền./.

Đã xem: 4735
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 005
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 005
 Hits 004415271
IP của bạn: 3.144.4.54
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com