TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH CỬU LONG
(12/1986 - 11/1992)
Trường
Quản lý Nhà nước tỉnh được hình thành trên cơ sở sáp nhập Trường Hành chính
tỉnh và Trường Sơ cấp Pháp lý theo quyết định số 54/QĐ-UBT,
ngày 5/12/1986 của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Chức
năng, nhiệm vụ của Trường là đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước,
pháp lý, hành chính văn phòng cho cán bộ làm công tác chính quyền; cán bộ khối
nội chính, tư pháp; cán bộ công tác hành chính văn phòng của ngành tỉnh, huyện,
thị; xã, phường, thị trấn, trong đó chủ yếu là cán bộ cơ sở.
Sau 2 tháng kể từ khi có quyết định thành
lập, Trường trở lại tiếp nhận cơ sở 71B Nguyễn Trung Trực, phường 8, thị xã
Vĩnh Long.
Từ 12/1986 đến 11/1992, Trường trải qua các giai đoạn:
1. Giai đoạn 1986 -
1990:
Khi
tiếp nhận cơ sở của Trường cải tạo nông nghiệp giao lại, Trường phải sửa chữa,
nâng cấp hội trường, phòng làm việc, chỗ ăn nghỉ của
học viên. Biên chế của Trường cũng được sắp xếp lại, tổng số
có 30 đồng chí.
a) Cơ cấu tổ chức:
-
Ban giám hiệu:
+ Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm (Bảy Giảng), Hiệu trưởng.
+ Đồng chí Trần Văn Phấn (Năm Phấn), Hiệu phó.
+ Đồng chí Phan Thanh Quang (Tư Quang), Hiệu phó.
- Các phòng, khoa:
Các
phòng:
+
Phòng Giáo vụ
+
Phòng Hành chính - Quản trị
Các
khoa:
+
Khoa Quản lý nhà nước: 6 đồng chí
+
Khoa Pháp lý: 7 đồng chí
+
Khoa Nghiệp vụ Hành chính văn phòng: 4 đồng chí
-
Tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động đồng bộ, trong đó Chi bộ Đảng, có 10 đảng
viên.
b) Công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ:
- Hệ đào tạo: Theo chương
trình Trung cấp quản lý nhà nước, Trung cấp nghiệp vụ hành chính văn phòng do
Trường Hành chính Trung ương biên soạn và Trung cấp pháp lý do Bộ Tư pháp biên
soạn.
Mở
4 lớp trung cấp: 1 lớp Trung cấp quản lý nhà nước, 1 lớp Trung cấp nghiệp vụ
hành chính văn phòng, 2 lớp Trung cấp pháp lý với tổng số 302 học viên.
-
Hệ bồi dưỡng: trong 3 năm 1987- 1989, bồi dưỡng được 1.760 học viên cho các đối
tượng Trường được phân công.
Trong
khoảng thời gian này, Trường tổ chức điều chỉnh, biên soạn lại giáo trình bồi
dưỡng quản lý nhà nước cho sát đối tượng, phù hợp với thực tế địa phương.Việc
làm này được Trường Hành chính Trung ương đánh giá tốt và các tỉnh bạn đến rút
kinh nghiệm để áp dụng.
Để
nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, Trường cử 6 -
7 đồng chí đi đào tạo ở Trường Đại học.
2. Giai đoạn 1990 - 1992:
Đầu năm 1990, đồng chí Nguyễn Thanh Liêm - Hiệu trưởng Trường xin nghỉ
hưu, Đồng chí Võ Ngọc Khánh (Út Mẻ), Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh được
quyết định kiêm Hiệu trưởng Trường.
-
Ban giám hiệu:
+ Đồng
chí Võ Ngọc Khánh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, kiêm Hiệu trưởng (đến
tháng 10/1990).
+ Đồng chí Huỳnh Trọng Phẩm (Giáp Trường Sơn), Hiệu trưởng
(10/1990 đến 11/1992).
+ Đồng chí Phan Văn Quang, Hiệu phó.
+ Đồng chí Nguyễn Minh, Hiệu phó.
Các
phòng khoa của Trường cũng có sự thay đổi, từ 2 phòng, 3 khoa còn lại 2 phòng:
Phòng Giáo vụ ( 10 đồng chí) và Phòng Hành tổ chức (10 đồng chí).
-
Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
+
Phối hợp với Trường Hành chính Trung ương, mở 1 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý
nhà nước cao - trung tại tỉnh có 136 đồng chí dự.
+
Mở một số lớp bồi dưỡng cho đối tượng của Trường được 479 học viên.
Từ
tháng 5/1992, sau khi có quyết định tách tỉnh, Trường nhận quyết định bàn giao
lại toàn bộ cơ sở vật chất của Trường cho Tỉnh đội Vĩnh Long và về ở tạm Trường
Trung cấp kế toán tài chính đến khi có quyết định của Tỉnh ủy sáp nhập các
Trường Lý luận chính trị, Trường Quản lý nhà nước, Trường Đoàn thể) thành
Trường Đào tạo cán bộ tỉnh Vĩnh Long (20/11/1992).
Trong
5 năm hoạt động (1986 - 1992), Trường Quản lý nhà nước đã đào tạo, bồi dưỡng được
2.674 học viên, trong đó có 4 lớp đào tạo trung cấp 302 học viên,1 lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cao - trung cấp 136 học viên. Trường được Ủy
ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
trong các năm 1986, 1987 và 1991.
Nhìn
lại suốt quá trình hoạt động từ khi có Trường Hành chính (1978) - tiền thân của
Trường Quản lý nhà nước, Trường đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hành chính văn phòng cho đội ngũ cán bộ
trong tỉnh với số lượng khá lớn, đáp ứng phần nào nhu cầu công tác quản lý nhà
nước ở địa phương, nhất là ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Có thể nói đó là kết
quả của quá trình phấn
đấu khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhiều lượt cán bộ,
giáo viên, công nhân viên nhà trường, nhất là về cơ sở vật chất. Tính từ 1978 đến
1992, Trường mất 5 lần thay đổi địa điểm, có những lúc phải ở nhờ đơn vị khác,
không có cơ sở để mở lớp mà phải trực tiếp xuống huyện tổ chức lớp học.