Trang chính
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm
 
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ sáu, 29-3-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp


Sự cố nghề nghiệp
Tác giả: Quế Minh
Khi nghe đến cụm từ “công tác tuyên giáo” mọi người thường có suy nghĩ đó là một công việc khô khan, cứng nhắc và không thấy dễ chịu; người làm công tác Tuyên giáo chắc rất nguyên tắc và hay lý luận.
Câu nói mọi người hay trêu chọc những người làm trong nghề này nghe rất hình tượng: “Cái lưỡi dài hơn cái tay”.
Với những cảm nhận ban đầu như vậy, tôi cũng có phần hơi sợ “Tuyên giáo”. Sợ nhưng tôi lại mắc nợ thế nào mà tôi lại chuyển công tác và sinh hoạt Đảng đúng vào chi bộ Tuyên giáo. Cái khó nữa là tôi được đào tạo để trở thành một giáo viên Anh văn nhưng lại ngoặc sang Tuyên giáo, xem ra không có liên hệ gì với chuyên môn của tôi hết. Nhưng khi Đảng cần, dù biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn tôi cũng đã cố gắng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong vai trò mới, một cán bộ giảng dạy lý luận chính trị của chi bộ Tuyên giáo.
Lúc đó, tôi chỉ mới ngoài 20 tuổi, lần đầu tiên đứng trước lớp mà học viên hoàn toàn là người lớn tuổi, có người lớn hơn cả cha mẹ của mình làm cho tôi thật sự bối rối. Dù đã được các đồng chí lãnh đạo nhắc nhớ, hướng dẫn kỹ trong cách xưng hô nhưng tôi cứ xưng hô loạn cả lên, lúc thì “các đồng chí”, lúc thì “các anh chị” và “các cô các chú”. Mỗi lần cần phải xưng hô với học viên trong lúc trình bày bài giảng, mặt tôi cứ ngây ngô vài giây để quyết định xem nên gọi như thế nào cho phải. Và cũng do quá căng thẳng mà tôi đã gọi “các cô các chú” thành là “các cu các chố”. Học viên rúc rích cười, rồi vỡ oà thành các tràng cười ầm lên, không thể kìm nén được. Tôi ngơ ngác không hiểu việc gì xảy ra và dĩ nhiên tôi run đến không thể giảng tiếp đành cho lớp giải lao. Có một cô lớn tuổi ngồi cuối lớp đã nói nhỏ cho tôi biết vì sao lớp lại cười như vậy. Bấy giờ tôi mới biết mình kính thưa “các cu các chố” ngay trên lớp.
Sau sự cố nghề nghiệp đó, tôi nghĩ mình không thể làm tốt nhiệm vụ mới. Có mỗi chuyện xưng hô mà làm không xong làm sao mà tuyên truyền? Làm sao mà diễn thuyết? Làm sao làm Tuyên giáo? Tôi muốn bỏ cuộc. Và tôi nghĩ tôi sẽ bỏ cuộc, không ai có thể khuyên tôi thay đổi ý định. Vậy mà các đồng chí trong chi bộ đã dùng các kinh nghiệm nhiều năm trong ngành Tuyên giáo thuyết phục tôi tin rằng chính bản thân tôi có thể làm tuyên giáo tốt. Các đồng chí hỏi tôi: Nếu không làm được gì thì tại sao lãnh đạo chọn tôi? Tôi có một chút khả năng viết lách phải không? Tôi có thể giảng dạy trước một nhóm người (ý là học sinh của tôi) phải không? Tôi có quyết tâm học hỏi và làm tốt những gì mình đã chọn không? Tôi có muốn bị phê bình là người không có nghị lực, không có lập trường quan điểm vững vàng, mới gặp chút khó khăn là đã từ bỏ mục tiêu?... Tự suy nghĩ và trả lời cho chính bản thân mình những câu hỏi ấy, tôi đã rút ra được bài học thắm thía: công tác tuyên giáo tuy có đòi hỏi khá cao về trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, một số năng khiếu đặc thù như: nói, viết, ca hát và thậm chí yêu cầu cả về mặt ngoại hình phải tương đối… nhưng không phải ai sinh ra cũng đã hội tụ những yếu tố đó. Có lòng yêu nghề, có ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện thì nghề sẽ dạy nghề.
Nếu tôi từ bỏ thì mãi mãi sẽ là một cán bộ giảng dạy không thể làm nổi việc xưng hô cho tốt. Chính sự cố khi vào nghề đã cho tôi bài học rất quý giá, đã cho tôi động lực phấn đấu để có thể trở thành cán bộ làm công tác tuyên giáo tốt. Trong suốt quá trình nỗ lực phấn đấu đó, tôi đã cảm nhận sâu sắc tình yêu mà mình dành cho tuyên giáo. Đó là một lĩnh vực công tác rất thú vị, mọi người trong ngành sống rất tình cảm, chan hoà yêu thương, luôn giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Cho dù “cái lưỡi dài hơn cái tay” cũng là vì cố gắng “nói” cho xã hội tốt đẹp hơn. Tôi cũng mong là mình sẽ được gắn bó với tuyên giáo mãi, cho đến khi “chết rồi, ba năm sau ngày cải táng lưỡi vẫn còn động đậy”.


Đã xem: 3971
Xem bài viết năm:


 Đăng nhập/Đăng ký 
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
 Online 
 Khách: 001
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 001
 Hits 004184586
IP của bạn: 18.209.209.28
Trang chủ    ¤   Gửi bài    ¤   Lịch học tập    ¤   Kết quả điểm    ¤   Tìm kiếm

- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng
- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng
- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long
- Điện thoại: 02703822315, 0270826098
- Email: tctph.vinhlong@gmail.com